Một số lưu ý khi ương nuôi tôm theo công nghệ Biofloc

Ngày 02/7/2019, tại huyện Năm Căn, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn Quy trình sản xuất giống tôm sú theo công nghệ Biofloc.

Một số lưu ý khi ương nuôi tôm theo công nghệ Biofloc
Nuôi tôm ở Cà Mau

Các giảng viên của Trường Đại học Cần Thơ giới thiệu sơ lược về Biofloc và cung cấp những kết quả nghiên cứu cũng như một số lưu ý khi sử dụng công nghệ này trong ương nuôi tôm như:

Công nghệ biofloc ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản được coi là công nghệ sinh học theo hướng mới dựa trên nguyên lý cơ bản của hoạt tính dạng lơ lửng.

Công nghệ biofloc là giải pháp giải quyết 2 vấn đề:

(1) Loại bỏ các chất dinh dưỡng chuyển hóa vào sinh khối vi khuẩn dị dưỡng xử lý nước ao nuôi,

(2) Sử dụng Biofloc làm thức ăn bổ sung tại chỗ cho đối tượng nuôi. Chất lượng dinh dưỡng của biofloc rất tốt cho tôm nuôi, biofloc là một nguồn vitamin và khoáng chất rất tốt, đặc biệt là phosphorus. Do đó, biofloc làm giảm chi phí thức ăn và được coi là giải pháp để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

- Áp dụng công nghệ nuôi biofloc hàng ngày nên kiểm tra sự phát triển của biofloc một lần để điều chỉnh biofloc cho phù hợp tránh tình trạng biofloc phát triển quá mức làm ảnh hưởng đến môi trường và tôm nuôi. Đặc biệt không được sử dụng các loại hóa chất, kháng sinh để diệt khuẩn trực tiếp vào ao nuôi vì nó sẽ ảnh hưởng đến các sinh vật (biofloc) trong hệ thống nuôi.

- Để tạo và duy trì biofloc trong hệ thống ương, nuôi cần phải cung cấp thêm nguồn carbon cho ao để kích thích sự phát triển của vi khuẩn dị dưỡng. Nitơ sẽ hấp thu thông qua việc tổng hợp protein của vi sinh vật. Có rất nhiều nguồn nguyên vật liệu dùng để cung cấp Carbon vào hệ thống biofloc, bao gồm mật đường, đường, bột khoai mì, bột gạo, bột đậu nành, canxi carbonate, hay các nguồn khác. Nguồn carbon hữu cơ bổ sung phân hủy nhanh và tốt nhất là mật đường. Đồng thời bổ sung thêm nguồn vi sinh nhằm mục đích tạo biofloc phát triển bền vững trong ao nuôi.

- Cách duy trì biofloc: Đối với nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ biofloc, lượng floc đo được là 2-3ml/l thì tỷ lệ mật đường bằng 72% lượng thức ăn/ngày, kết hợp với vi sinh ủ không sục khí 24 giờ và bón xuống ao lúc 9 giờ sáng, tùy thuộc vào mật độ biofloc trong ao nuôi mà ta duy trì cho phù hợp.

- Trường hợp biofloc biến động (có xu hướng giảm, sụp,…) cần kiểm tra lại hàm lượng oxy hòa tan, hệ thống quạt, sục khí,…. Để điều chỉnh cho phù hợp đồng thời tăng cường vi sinh, mật đường để tăng mật độ vi khuẩn nhằm phân giải môi trường và hoạt động của vi sinh sẽ tăng (dịch) tạo khả năng kết dính lại của các hạt tảo hoặc cấp thêm 10% nước để môi trường được ổn định trở lại.

- Trường hợp mất biofloc mà tảo có xu thế phát triển mạnh thì cần giảm lượng thức ăn (30-50%) đồng thời tích cực siphon để loại bỏ chất thải, tăng cường oxy, vi sinh tạo biofloc, chuẩn bị nước thay và giám sát chặt chẽ các thông số môi trường, đến khi điều kiện thuận lợi thì tiến hành thay nước và gây lại biofloc. Cần tiếp tục duy trì ủ men tạo floc bón cho ao nuôi hàng ngày để duy trì lại floc và ổn định lại môi trường,

- Định kỳ bổ sung khoáng cho ao nuôi nhằm đảm bảo hàm lượng các khoáng vi lượng cần thiết cho sự hình thành các yếu tố môi trường giúp tôm nuôi phát triển.

SNNPTNT Cà Mau
Đăng ngày 08/07/2019
Nghi Lễ
Kỹ thuật

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 09:40 27/09/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 11:17 02/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 11:17 02/10/2024

Triển khai các biện pháp để khắc phục khuyến cáo của Đoàn thanh tra EU về xuất khẩu thủy sản

Từ ngày 24/9/2024 đến ngày 17/10/2024, Đoàn thanh tra của Tổng vụ Sức khỏe và Bảo vệ người tiêu dùng, Ủy ban châu Âu (DG SANTE) sẽ tổ chức thanh tra Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu và các chất ô nhiễm trong thủy sản nuôi dùng làm thực phẩm tại Việt Nam để xuất khẩu vào EU.

Chế biến thủy sản
• 11:17 02/10/2024

Khác biệt và cách chăm sóc: Cá cảnh biển và cá cảnh nước ngọt

Nuôi cá cảnh hiện vẫn đang là một thú vui tao nhã, mang lại không chỉ niềm vui mà còn giúp cải thiện sức khỏe tinh thần, giảm stress. Dù là cá cảnh biển hay nước ngọt, mỗi loại đều có nét đẹp và yêu cầu chăm sóc riêng biệt. Và với nhu cầu nuôi cá cảnh biển và nước ngọt đang ngày càng tăng, người chơi cá cần nắm rõ sự khác biệt giữa hai loại cá này để chăm sóc chúng đúng cách.

cá cảnh
• 11:17 02/10/2024

50 tỷ đồng để thực hiện đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi

Theo đó, ngày 19/9/2024, UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý về chủ trương đầu tư dự án mở rộng cảng cá Đề Gi, nằm ở xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định với tổng kinh phí 50 tỷ đồng và giao Ban quản lý dự án nông nghiệp Bình Định làm chủ đầu tư.

Cảng cá Đề Gi
• 11:17 02/10/2024
Some text some message..