Một thủ lĩnh nghiệp đoàn tận tâm

Sự tận tâm của những chủ tịch nghiệp đoàn như ông Nguyễn Văn Tính đã giúp ngư dân an tâm bám biển và vững tin vào tổ chức Công đoàn

Một thủ lĩnh nghiệp đoàn tận tâm
Ông Nguyễn Văn Tính (phải) hướng dẫn thân nhân ngư dân gặp nạn trên biển làm thủ tục xin hỗ trợ

Là một ngư dân chính gốc, ông Nguyễn Văn Tính - Ủy viên Nghiệp đoàn (NĐ) Nghề cá Việt Nam, Chủ tịch NĐ Nghề cá phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa - hiểu rõ hơn ai hết những khó khăn mà ngư dân phải đối diện khi vươn khơi bám biển. Với nhiều ngư dân, ông Tính không chỉ là người bạn đồng hành mà còn là thủ lĩnh đáng kính.

Tận tụy với đoàn viên

Trung tuần tháng 7-2015, tàu TS 98888 công suất 1.150 CV của ông Tính cùng 12 ngư dân chuẩn bị lương thực, thực phẩm để vươn khơi, hứa hẹn chuyến biển bội thu. Đi được vài ngày, tàu gặp sóng lớn cấp 6-7, phải neo lại ở đảo Đá Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) chờ biển yên. Trong quá trình thả neo, anh Kiều Văn Quản (SN 1985, quê Thanh Hóa), một ngư dân trên tàu, bị dây neo quấn vào khiến cẳng chân đứt lìa. Thuyền trưởng điện báo cho ông Tính hỏi ý kiến, lập tức ông chỉ đạo bỏ chuyến biển, đưa anh Quản vào bờ chữa trị. Trong đất liền, ông Tính chủ động cấp báo cho cơ quan chức năng đề nghị giúp đỡ. Trung tâm Phối hợp Tìm kiếm Cứu nạn Hàng hải Khu vực 4 nhận được tin báo liền điều tàu ra hỗ trợ. Nhờ vậy, anh Quản nhanh chóng được đưa vào bờ chữa trị.

Tuy có thể tiếp tục đánh bắt nhưng lo anh Quản không có người chăm sóc nên ông Tính cho tàu tiếp tục chạy về để đưa 2 người thân của anh Quản đang làm việc trên tàu vào bờ. Hành động hết sức ý nghĩa này của ông Tính được anh em đoàn viên nể phục. “Mấy ngày liên tục không đánh bắt nên chuyến biển đó tôi lỗ gần 100 triệu đồng. Tuy nhiên, tính mạng anh em là trên hết” - ông Tính bộc bạch. Do hoàn cảnh anh Quản khó khăn nên toàn bộ chi phí 2 lần phẫu thuật cưa chân hơn 30 triệu đồng, ông Tính đứng ra lo liệu. Vợ anh Quản từ Thanh Hóa vào chăm sóc chồng, ông cũng thuê nhà, đài thọ ăn ở. Nghĩa cử của ông Tính khiến gia đình anh Quản hết sức cảm kích. Trước khi anh Quản về quê tịnh dưỡng, ông cũng gửi cho anh 15 triệu đồng và hứa sẽ tạo điều kiện tốt nhất để anh quay lại với nghề.

Không nề hà giúp người khó khăn

Thành lập vào tháng 10-2014, NĐ Nghề cá phường Vĩnh Thọ tập hợp được 80 đoàn viên, trong đó có 40 chủ tàu. Đến nay, NĐ đã kêu gọi các tổ chức, cá nhân giúp đỡ cho 2 đoàn viên tử vong, 3 đoàn viên bị tai nạn, 2 tàu bị chìm trên biển. Với nhiều đoàn viên NĐ, ông Tính thực sự là chỗ dựa tin cậy.

Luồn lách qua 2-3 ngõ hẻm đường Lạc Thiện, phường Vĩnh Thọ, TP Nha Trang, chúng tôi gặp ông Nguyễn Văn Hòa, cha của anh Nguyễn Quang Ánh (SN 1986). Căn nhà ông Hòa nghi ngút khói hương, từ khi anh Ánh gặp nạn trên biển qua đời, gia đình này ngổn ngang khó khăn. Ông Hòa cho biết: “Ánh là lao động chính trong gia đình, gần 30 tuổi rồi mà chưa dám lấy vợ vì muốn đỡ đần ba mẹ nuôi em ăn học… Ánh ra đi, cả nhà sốc nặng nhưng nhờ anh em NĐ thường lui tới động viên, chia sẻ nên tôi cũng nguôi ngoai phần nào. Sau đó, thấy bác Bảy Tính đến thông báo được Quỹ Tấm lòng vàng Người Lao Động hỗ trợ 16 triệu đồng. Gia đình mừng lắm, thấy ấm lòng…”.

Ông Tính là vậy, luôn sát cánh cùng đoàn viên những lúc khó khăn nhất. Không chỉ hỗ trợ đoàn viên trong NĐ, ông còn sẵn lòng san sẻ khó khăn với ngư dân ở các vùng khác. Từ sự nhiệt thành ấy, ông Tính được nhiều ngư dân biết đến, có người ở rất xa cũng đến gặp ông để nhờ giúp đỡ. Điển hình như trường hợp của ngư dân Thiều Minh Hiệp. Bị tai nạn trên biển đứt mất cánh tay, nhà lại ở tận phường Ninh Thủy, thị xã Ninh Hòa nhưng anh Hiệp vẫn lặn lội vào Nha Trang nhờ ông Tính hướng dẫn làm thủ tục xin Quỹ Tấm lòng vàng Người Lao Động hỗ trợ. Bằng cả tấm lòng, ông Tính đã tận tình hướng dẫn mọi thủ tục cần thiết cho đến khi anh Hiệp nhận được sự trợ giúp của quỹ. “Tính tôi chất phác, giúp được ai thì giúp. Người ta khó khăn mới cần đến mình nên không thể nề hà” - ông Tính bày tỏ.

Hay như trường hợp ông Nguyễn Vân (ngụ phường Vĩnh Phước, TP Nha Trang), mặc dù trong phường đã có NĐ nhưng hễ có khó khăn gì, ông Vân cũng qua hỏi ý kiến ông Tính. “Cuối năm 2014, tàu 350 CV của tôi bị chìm ở Trường Sa, mất hết tài sản gần 3 tỉ đồng. Mình là ngư dân, có biết đến giấy tờ, thủ tục gì đâu. May nhờ bác Bảy Tính giới thiệu, làm hồ sơ, kêu gọi giúp đỡ nên gia đình được hỗ trợ 30 triệu đồng” - ông Vân tâm sự. Đánh giá về ông Tính, ông Nguyễn Văn Đẩu, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác - Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Khánh Hòa, nhận xét: Am hiểu chính sách và gần gũi đoàn viên, những lợi thế ấy đã giúp ông Tính đưa chủ trương của Đảng, nhà nước và tổ chức Công đoàn đến gần ngư dân, giúp họ an tâm bám biển. Với ông Tính, làm tròn trách nhiệm bằng cả tấm lòng chắc chắn sẽ được đoàn viên tin yêu.

Vững tin

Từ nghiệp đoàn (NĐ) nghề cá đầu tiên tại xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, đến nay, cả nước đã thành lập 63 NĐ nghề cá với 11.631 đoàn viên. “Với sự lớn mạnh không ngừng của các NĐ nghề cá, bà con ngư dân khắp mọi miền đất nước sẽ an tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, bởi sau lưng họ là sự hỗ trợ về vật chất lẫn tinh thần của các cấp, các ngành, đặc biệt là tổ chức Công đoàn (CĐ) và CNVC-LĐ cả nước” - ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, đã nhấn mạnh như vậy về ý nghĩa và tầm quan trọng của các NĐ nghề cá.

Với ý tưởng gắn kết ngư dân, năm 2011, Tổng LĐLĐ Việt Nam và CĐ ngành nông nghiệp - phát triển nông thôn Việt Nam đã triển khai thí điểm mô hình NĐ đầu tiên tại xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn. Bắt đầu từ con số 0, với sự hỗ trợ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đặc biệt là tổ chức CĐ, NĐ nghề cá ở các địa phương đã từng bước khẳng định chỗ đứng bằng những bước đi vững chắc, tạo sự tin cậy nơi đoàn viên. Đến với NĐ nghề cá, bà con ngư dân không chỉ được trang bị kiến thức pháp luật cần thiết để ứng phó với những rủi ro và tình huống pháp lý bất ngờ trong quá trình vươn khơi mà còn được sống trong sự đoàn kết, tương thân tương ái. Đoàn viên các NĐ luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của tổ chức CĐ, đứng đầu là các thủ lĩnh NĐ đầy nhiệt huyết, những khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Sát cánh cùng các NĐ, chương trình “Tấm lưới nghĩa tình vì ngư dân Hoàng Sa, Trường Sa” do Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động, đã kịp thời huy động nhiều nguồn lực xã hội để hỗ trợ, san sẻ khó khăn với bà con ngư dân. Hàng chục tỉ đồng từ chương trình này đã được chi cho các hoạt động đóng mới, mua sắm ngư cụ, thiết bị đánh bắt, mua bảo hiểm cho ngư dân. Ngoài ra, với sự tận tụy của đội ngũ cán bộ NĐ, ngư dân nghèo còn được trao tặng Mái ấm CĐ. Và họ càng ấm lòng hơn khi con em mình được nhận những phần học bổng nghĩa tình của NĐ và các mạnh thường quân.

Sự hiện diện của các NĐ nghề cá không chỉ giúp ngư dân vững tin bám biển mà đời sống vật chất, tinh thần cũng ngày càng được cải thiện. Nói như ông Nguyễn Quốc Chinh, Chủ tịch NĐ Nghề cá An Hải, biến NĐ trở thành nơi gắn kết, vừa tạo sức mạnh giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển vừa góp phần khẳng định chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là mục tiêu tổ chức CĐ hướng đến. An Khánh

Người lao động, 20/10/2015
Đăng ngày 22/10/2015
Bài và ảnh: Kỳ Nam
Đánh bắt
Bình luận
avatar

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 7/2024 tăng 574 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 7 năm 2024 ước đạt 26.226,7 tấn, tăng 2,2% (tăng 574 tấn) so cùng kỳ. Tính tổng cộng 7 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 172.723,1 tấn, tăng 2,9% (tăng 4.786,4 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 09:48 12/08/2024

Áp dụng chế tài khi ngư dân khai thác thủy sản trái phép từ 1/8/2024

Từ ngày 1/8/2024, một số hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản trước đây chỉ bị xử phạt hành chính sẽ bị xử lý hình sự theo Nghị định số 42/2019/NĐ-CP. Điều này nhằm tăng cường sức răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm và thể hiện quyết tâm của Việt Nam trong việc gỡ thẻ vàng IUU của Ủy ban châu Âu (EC).

Tàu cá Việt Nam
• 10:40 23/07/2024

Nuôi tổng hợp thủy sản dưới tán cây ngập mặn kết hợp phát triển du lịch sinh thái

Trong những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Bình Định tập trung chuyển giao các mô hình nuôi trồng thủy sản thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo được sản phẩm sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Thủy sản
• 07:53 21/09/2024

Hiện trạng nuôi biển, những thành tựu, khó khăn và thách thức

Vùng biển nước ta có diện tích hơn 1 triệu km2, nhưng diện tích nuôi biển mới chỉ chiếm khoảng hơn 20% tổng diện tích nuôi trồng thủy sản cả nước. Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản tự nhiên ngày càng cạn kiệt, phát triển nuôi biển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững hết sức cấp thiết.

Nuôi biển
• 07:53 21/09/2024

Ứng dụng công nghệ nuôi tôm: Giải pháp giảm thiểu tác động của mưa bão và lũ lụt

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp tại Việt Nam, tuy nhiên, biến đổi khí hậu cùng với các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa bão và lũ lụt đang đặt ra nhiều thách thức lớn cho người nuôi tôm.

Ao nuôi tôm
• 07:53 21/09/2024

Kiểm dư lượng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã làm dấy lên lo ngại về sức khỏe người tiêu dùng và môi trường. Kiểm tra dư lượng hóa chất và kháng sinh là biện pháp quan trọng giúp đảm bảo sản phẩm thủy sản an toàn, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của thị trường nội địa và quốc tế.

Mẫu tôm
• 07:53 21/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 07:53 21/09/2024
Some text some message..