Mua cá bằng… nước bọt

Trong lúc nhiều hộ dân sống dở chết dở vì không đòi được tiền bán cá lại phải gồng mình trả lãi ngân hàng, các con nợ vẫn ung dung ngoài vòng pháp luật do cơ quan chức năng cho rằng chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm

mua cá bằng nước bọt
Ông Khi (phải) trình bày vụ việc bị Công ty Thủy sản Gia Bảo chiếm dụng trên 4 tỉ đồng mua cá

Ngày 12-8, ông Nguyễn Văn Khi (ngụ xã Phú Hội, huyện An Phú, tỉnh An Giang) cho biết vừa gửi đơn đến TAND huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang để khởi kiện Công ty TNHH Hải sản An Phương, yêu cầu công ty thanh toán hơn 4 tỉ đồng tiền mua cá đã nợ cách nay hơn 3 năm.

Dự tiệc xong thành… giám đốc

Cùng với ông Khi, nhiều hộ nuôi cá khác cũng đã nộp đơn yêu cầu các ngành chức năng ở TP Cần Thơ khởi tố những kẻ mua cá có dấu hiệu lừa đảo liên quan đến TNHH Hải sản An Phương và Công ty CP Thủy sản Gia Bảo (văn phòng đặt tại TP Cần Thơ).

Theo biên bản lấy lời khai của Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ và tờ tường trình của bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1988, Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Gia Bảo - trước đây là Công ty CP Thủy sản Gia Bảo), khoảng năm 2009, bà Nhung và ông Nguyễn Văn Bổn (SN 1983, ngụ xã Thường Lạc, huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) gặp nhau tại buổi tiệc sinh nhật ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Sau đó, 2 người sinh sống với nhau như vợ chồng. Đến tháng 4-2010, ông Bổn nói bà Nhung đưa CMND và hộ khẩu để thành lập Công ty CP Thủy sản Gia Bảo.

“Anh Bổn nói do kinh doanh thua lỗ ở Công ty An Phương (do ông này làm giám đốc - PV), không thể đứng ra làm ăn nên nhờ tôi thành lập Công ty CP Thủy sản Gia Bảo để mua cá xuất khẩu, thanh toán nợ cho Công ty An Phương” - bà Nhung khai nhận.

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Cần Thơ cấp vào ngày 26-4-2010, công ty này có 3 thành viên, gồm: bà Nhung, ông Bổn và ông Lê Long Hồ. Bà Nhung làm chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc, còn ông Hồ làm trưởng phòng kinh doanh - sản xuất. Làm việc với cơ quan điều tra, ông Hồ khai rằng mình không hề góp đồng nào vào công ty nhưng được bà Nhung “hào phóng” ghi 300 triệu đồng khi đăng ký giấy phép kinh doanh.

Đến tháng 9-2010, ông Bổn yêu cầu bà Nhung chuyển đổi hình thức kinh doanh sang Công ty TNHH một thành viên Thủy sản Gia Bảo do bà đứng tên, còn ông này và ông Hồ rút khỏi công ty. Trong suốt quá trình hoạt động, dù là người có tư cách pháp lý đứng đầu công ty nhưng thực tế, bà Nhung chỉ có nhiệm vụ thu mua cá. Mọi hoạt động khác đều do ông Bổn đảm nhận.

Theo lời bà Nhung, trong thời gian công ty còn hoạt động, bà chỉ được ông Bổn cho chi phí đi lại, ăn ở. Đến cuối năm 2010 thì 2 người chia tay, bà Nhung không hưởng lợi gì từ công ty này nữa.

Chiếm dụng tiền để xây nhà máy?

Đến nay, Công ty Gia Bảo còn nợ gần 10 tỉ đồng tiền mua cá của 9 hộ dân. Trong đó, ông Nguyễn Văn Khi là người bị nợ nhiều nhất, hơn 4 tỉ đồng.

Ông Khi cho biết ngày 5-7-2010, ông ký hợp đồng bán cho Công ty Gia Bảo gần 3 tấn cá tra nguyên liệu với số tiền trên 4,6 tỉ đồng. Theo hợp đồng, sau 30 ngày bắt cá, công ty sẽ thanh toán đủ tiền. Thế nhưng, đến nay, ông Khi chỉ mới nhận được 590 triệu đồng tạm ứng, số tiền còn lại thì đại diện của công ty cứ hẹn. Nhận thấy có dấu hiệu lừa đảo nên ông Khi và những hộ nuôi cá khác đã làm đơn tố cáo.

Ngày 9-8-2011, với sự chứng kiến của các điều tra viên, ông Bổn đã làm bản xác nhận có nợ ông Khi hơn 4 tỉ đồng và hứa sẽ thanh toán cả gốc lẫn lãi trong 60 ngày. Thế nhưng, đến nay, ông Khi vẫn chưa nhận được đồng nào. Trong khi đó, mỗi tháng, ông phải gồng mình đi mượn tiền của người thân để trả lãi ngân hàng khoảng 60 triệu đồng.

Làm việc với cơ quan điều tra, ông Bổn thừa nhận đã có chủ đích sử dụng số tiền bán cá của các hộ dân để mua đất đầu tư xây dựng Nhà máy Chế biến hải sản An Phương ở ấp Hội, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang. Khi nào nhà máy xây dựng xong thì ông sẽ đem thế chấp ngân hàng lấy tiền trả cả gốc lẫn lãi cho người bán.

Tuy nhiên, ngày 12-8, có mặt tại nơi ông Bổn xây dựng nhà máy, chúng tôi nhận thấy khu đất này chỉ có vài hạng mục hết sức sơ sài. Một số người dân địa phương cho biết nhà máy này được khởi công cách đây 2 năm và đã ngừng xây dựng đến nay.

Đề nghị khởi tố vụ án

Ông Trần Thanh Chàng, Trưởng Phòng CSĐT tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ Công an TP Cần Thơ, đã cung cấp cho chúng tôi những văn bản liên quan đến vụ việc. Theo đó, ngày 2-8, Cơ quan CSĐT Công an TP Cần Thơ đã chuyển cho VKSND TP đơn (lần 2) của ông Lê Văn Viễn tố cáo bà Nhung và ông Bổn chiếm đoạt trên 500 triệu đồng tiền mua cá của mình, đề nghị CQĐT thụ lý và khởi tố vụ án hình sự.

Theo Người Lao Động
Đăng ngày 13/08/2013
Bài và ảnh: PHẠM CÔNG
Nông thôn
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 10:57 31/05/2023

Bàn về các giải pháp ứng dụng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao tại Hoài Nhơn

Ngày 23.5, tại phường Tam Quan Nam, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương trao đổi trực tiếp với người nuôi tôm để xây dựng các giải pháp ứng dụng và nâng cao hiệu quả nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng theo công nghệ Semi-Biofloc.

Hội nghị
• 10:43 25/05/2023

Bình Định: Nhơn Hải quy hoạch bảo tồn và phát triển tài nguyên biển

Làng chài Nhơn Hải thuộc thành phố Quy Nhơn đổi mới từng ngày, trở nên khang trang, xanh sạch đẹp với một không gian sống xanh sau khi tuyến đường xã được mở rộng, bờ kè được xây dựng.

Biển
• 11:08 23/05/2023

Trà Vinh: Hỗ trợ nông dân chăm sóc tôm nuôi đầu mùa mưa

Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang tăng cường cán bộ kỹ thuật phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện vùng ven biển Cầu Ngang, Duyên Hải, thị xã Duyên Hải hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân chăm sóc diện tích tôm nuôi đầu mùa mưa.

Ao nuôi
• 13:53 22/05/2023

Loài thủy sản Việt Nam đã "bơi" đến 92 nước đang chờ sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng

Nhiều doanh nghiệp và bà con trong ngành chế biến, xuất khẩu tôm đang rất chờ đợi sự tiếp sức từ gói tín dụng 10.000 tỷ đồng mà Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu trong tháng 5 này.

Tôm đông lạnh
• 06:40 01/06/2023

Tôm càng xanh toàn đực "đẻ" ra tiền, cho hiệu quả bất ngờ

Từ hiệu quả bất ngờ ở những mô hình ban đầu, năm nay, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) đã tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm càng xanh toàn đực.

Tôm càng xanh
• 06:40 01/06/2023

Thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển tại thành phố Quy Nhơn

Sáng ngày 30.5, tại phường Hải Cảng (thành phố Quy Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã tổ chức chương gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với người nuôi trồng thủy sản về các giải pháp thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá lồng trên biển.

Buổi gặp gỡ
• 06:40 01/06/2023

Tiết lộ 12 lợi ích sinh thái tiềm năng của nuôi trồng thủy sản

Thật đáng tiếc khi phải nói rằng: “Nuôi trồng thủy sản là một trong những nguyên nhân gây đe dọa đến hệ sinh thái”. Tuy nhiên, nếu biết cách chúng ta cũng có thể tận dụng nuôi trồng thủy sản như một công cụ để làm chậm hoặc ngăn chặn và khôi phục các hệ sinh thái đã mất dần trong các thế kỷ qua.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:40 01/06/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 06:40 01/06/2023