Mùa cá chép ruộng ở Hà Giang

Tận dụng thời gian trồng lúa Mùa để thả cá chép vào ruộng nuôi đáp ứng nhu cầu thực phẩm là phương thức sản xuất lâu đời của nhiều dân tộc trên địa bàn huyện Yên Minh, Hà Giang. Nuôi cá Chép ruộng không chỉ là mô hình kinh tế hiệu quả mà còn trở thành nét văn hóa đặc sắc của người dân.

Cá chép
Cá chép. Ảnh: midwestoutdoors.com

Mậu Duệ (Hà Giang) là một trong những địa phương có diện tích lúa nhiều nhất huyện Yên Minh. Ở những thôn vùng thấp như: Cốc Cai, Nà Bưa, Nà Ngoa, Pắc Luy… có nguồn nước dồi dào để sản xuất lúa 2 vụ/năm, đem lại năng suất cao, đảm bảo lương thực cho người dân. Nhưng phấn khởi nhất đối với bà con nơi đây trong vụ lúa Mùa (từ tháng 7 – 10) họ không chỉ được thu hoạch lúa mà còn thu được rất nhiều cá Chép nuôi trong ruộng. Cá Chép ruộng không chỉ nguồn thực phẩm quan trọng mà còn là sản phẩm không thể thiếu trên mâm cỗ và các trò chơi dân gian trong ngày Tết Cá (9.9 Âm lịch) hàng năm của người Tày ở Mậu Duệ.

Anh Nguyễn Văn Cường, Bí thư Chi bộ thôn Cốc Cai chia sẻ: Từ xa xưa, người Tày trên địa bàn xã đã nghĩ ra cách tận dụng nguồn nước dồi dào và thời tiết ấm trong vụ Mùa để thả cá Chép vào ruộng lúa nuôi. Vừa tận dụng được nguồn nước ra vào thường xuyên vừa tận dụng thời gian cây lúa trổ đòng, phấn hoa rụng xuống cung cấp thức ăn cho cá. Đồng thời cá Chép còn giúp hạn chế các loài gây hại như Ốc bươu vàng... Vì vậy, sau 3 tháng trồng lúa, cá Chép nuôi trong ruộng rất béo và ngon. Lâu dần đây trở thành bản sắc văn hóa của người dân. Từ xa xưa, các cụ trong làng đã chọn ngày 9.9 Âm lịch hàng năm là ngày Tết Cá.

Theo truyền thống của người Tày ở Mậu Duệ, trong ngày Tết Cá, các gia đình phải dâng lên thần linh, Tổ tiên mâm cỗ có những món ăn chế biến từ cá Chép ruộng như: Cá rán, cá nướng than hoa, cá nấu canh măng chua, Bánh trưng nhân cá, cá nướng ống lam… Trẻ em trong xã thì chọn những con cá to, khỏe nhất bắt được ở ruộng của gia đình mình để thi đua cá với nhau. Mỗi con cá được buộc một chiếc phao vào vây lưng và té nước đuổi bơi ngược dòng suối, con cá nào đến đích trước người chơi sẽ thắng cuộc…

Bắt cá chépNgười dân thôn Cốc Cai bắt cá chép. Báo Hà Giang

Không chỉ người Tày ở Mậu Duệ mới nuôi cá Chép ruộng. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Minh, người Dao, Giấy, Xuồng các địa phương khác trên địa bàn huyện trồng nhiều lúa nước như: Na Khê, Đông Minh, Mậu Long, Ngọc Long, Du Già, Du Tiến, Lao Và Chải, thị trấn Yên Minh… đều có hộ nuôi cá Chép ruộng. Để khuyến khích người dân phát triển mô hình nuôi cá Chép ruộng, năm 2019, huyện sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo mua cá giống để thực hiện mô hình nuôi cá Chép ruộng với hình thức đầu tư có thu hồi 20% sau 1 năm.

Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Yên Minh, Nguyễn Văn Chương cho biết: Huyện đã hỗ trợ 316 hộ, với tổng kinh phí trên 700 triệu đồng. Diện tích ruộng lúa các hộ thả nuôi cá Chép trên 51ha. Qua đó giúp các hộ có nguồn giống để nhân rộng diện tích nuôi, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. Hiện nay, diện tích nuôi cá Chép ruộng ở các xã không chỉ được duy trì mà còn nâng lên gần 54 ha, với giá bán bình quân từ 120 – 150 nghìn đồng/kg cá Chép ruộng, mang lại thu nhập thêm cho các hộ trên 10 triệu đồng/ha/năm.

Với tập quán canh tác, sản xuất lâu đời của người Tày ở Mậu Duệ và những giá trị văn hóa trong Tết Cá, năm 2016, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã cấp chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Tết Cá người Tày Mậu Duệ. Cùng với diện tích trồng lúa gần 2.700ha/năm, tiềm năng và giá trị phương thức nuôi cá Chép ruộng ở Yên Minh là rất lớn. Phù hợp với những định hướng phát triển nông nghiệp đặc trưng gắn với chủ trương của tỉnh bảo tồn những nét văn hóa đặc sắc các dân tộc phục vụ phát triển du lịch. Hy vọng mô hình này tiếp tục được nhân rộng và phát triển, không chỉ mang lại thu nhập, thực phẩm cho các gia đình, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương mà còn trở thành sản phẩm du lịch trải nghiệm cho du khách trên hành trình khám phá Cao nguyên đá Đồng Văn.

Báo Hà Giang
Đăng ngày 10/10/2022
Duy Tuấn
Nông thôn

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 09:57 13/11/2024

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 06:29 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 06:29 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 06:29 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 06:29 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 06:29 16/11/2024
Some text some message..