Mùa cá mòi sông Hồng

Tháng 2 âm lịch, người Hà Nội sau một cái tết đủ đầy lại đón mùa cá mòi rán trong mỡ nóng thơm lừng, giòn tan, béo ngậy.

cá mòi
Cá mòi sông Hồng rán giòn chấm nước mắm gừng.

Ngon nhất là ngày rằm tháng 2 cá mòi đánh được lúc rạng đông. Năm nào cũng vậy, tháng 2 là các ngư dân sông Hồng buông lưới săn cá mòi. Ăn cá mòi mà nhớ chuyện bà tôi ngày xưa kể cá mòi sau khi đẻ trứng sẽ "mọc cánh bay lên thành chim ngói đỏ".

Tháng 2 âm lịch, khi con nước sông Hồng chảy êm ái thanh bình cũng là lúc cá mòi từ biển khơi ngược dòng nước vào sâu trong thượng nguồn. Đến khúc sông Hồng chảy qua Hà Nội, Hưng Yên, cá mòi từng đàn dừng vây quấn lấy nhau đẻ trứng. Dân chài lưới ven sông đánh cá mòi mang vào phố bán. Thứ cá biển này không xa lạ gì với dân vùng biển, nhưng cá mòi đánh bắt tại sông Hồng - khúc chảy qua Hà Nội - lại trở thành đặc sản mỗi năm chỉ có một lần.

Cá mòi từ biển bơi vào, ngược dòng nước ngọt khiến cá ngọt hơn, rắn hơn. Nhưng chế biến phải đúng cách. Những con cá mòi chỉ nhỏ bằng bàn tay được rửa sạch bằng nước vo gạo cho đỡ tanh. Chích ở bụng để lấy túi mật ra, rồi khía hai bên thân cá, xát gừng, nghệ. Ướp cá khoảng nửa tiếng rồi nướng qua trên than hoa. Sau đó mới rán giòn trong mỡ nóng. Nước mắm ngon nguyên chất được nêm gừng giã nhỏ và ớt tươi cay xé lưỡi. Cá mòi sông Hồng rán chấm nước mắm gừng, ăn giòn tan, béo ngậy, thơm lừng trong miệng. Đặc sản này thành thứ nhắm rượu bao đời nay của người Hà Nội và cũng là thứ đưa cơm vô cùng tuyệt hảo.

Cá mòi có đồng hồ sinh học giống cá hồi Châu Âu. Khi đẻ trứng ở sông Hồng, trứng sẽ lững lờ trôi theo dòng nước ra đến cửa biển thì nở thành cá con và sống ở biển. Để rồi tháng 2 âm lịch hằng năm, lũ cá mòi trưởng thành lại ngược sông bơi về nơi chúng được sinh ra để cho ra đời thế hệ mới. Khác với cá hồi bởi sau khi đẻ thì cá hồi chết đi, thì cá mòi sau khi đẻ sẽ "mọc cánh bay lên thành chim ngói đỏ". Câu chuyện kể của bà tôi ngày nhỏ sau này tôi mới hiểu. Đó là nghệ thuật ẩm thực của người Hà Nội "mùa nào thức nấy". Khi hết mùa cá mòi cũng là lúc người Hà Nội chuẩn bị đón mùa chim ngói đỏ bay về để lại được thưởng thức bao món ăn chế biến từ chim ngói. Chim ngói có loại ngói xám và ngói đỏ. Ngói đỏ là chim trống thịt ngon hơn và xơi nó thì không ảnh hưởng đến sinh sản của chim mái.

Câu chuyện cổ tích "cá mòi mọc cánh bay lên thành chim ngói đỏ" chỉ là tưởng tượng của con người, nhưng cũng giải thích phần nào thú ăn uống cầu kỳ của người Hà Nội. Nhưng cũng thú vị vô cùng khi ăn cá mòi, sẽ thấy trong bụng chúng có buồng trứng trông gần giống phổi của chim ngói đỏ. Và tháng 2 âm lịch hằng năm, rán cá mòi nhắm rượu với bạn hữu để kể những câu chuyện nửa hư nửa thực về loài cá này cũng thú vị biết bao.

Lao động
Đăng ngày 29/03/2013
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:35 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:35 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:35 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:35 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:35 26/11/2024
Some text some message..