Mua cua lông Thượng Hải tiền triệu, nhận cua thật hay chỉ là thế thân?

Gần đây, nhiều cửa hàng đang rao bán cua lông đắt đỏ giá tiền triệu, nhưng nếu không cẩn thận kiểm tra, khách dễ bị đánh tráo bởi loại cua da giá bèo ở Việt Nam.

Phân biệt cua lông Thượng Hải và cua da (cà ra) vẫn là thách thức đối với người chuyên kinh doanh mặt hàng này. Ảnh minh họa.

Anh Hoàng Lân (trú tại Tân Triều, huyện Thanh Trì) rất băn khoăn trước khi quyết định đặt mua sét lẩu cua lông Thượng Hải của một nhà hàng nổi tiếng ở quận Ba Đình, Hà Nội. Nồi lẩu này có giá hơn 1,2 triệu đồng, với nguyên liệu chính là 7 con cua lông thượng hạng (2 cái, 5 đực).

Cua lông được xem là một trong những món ăn thượng hạng của giới nhà giàu Hong Kong và Thượng Hải (Trung Quốc). Loại cua này chỉ có vào thời điểm mùa Thu, tháng 9 - 10 âm lịch. Chính vì đây là hải sản “mùa nào thức đó” nên cua lông được các nhà hàng cũng như thực khách sành ăn săn đón.

“Tôi đã từng đi công tác ở Thượng Hải và biết qua về loại cua này. Nếu đúng là cua lông Thượng Hải thì mức giá này không đắt. Tuy nhiên, khi hỏi chi tiết về nguồn gốc loại cua này thì người bán lại không có gì đảm bảo đây đúng là loại cua lông Thượng Hải đắt đỏ nên tôi chưa mua vì sợ bị "hớ", mất tiền oan”, anh Lân nói.

Thực tế, cua lông Thượng Hải có ngoại hình rất giống cua da (cua cà ra), một loại thủy sản sống ở sông tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam. Hai bên càng cua đều có đám lông đen (hoặc nâu, hơi vàng...tùy mùa), mịn, mượt. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường hầu như không thể phân biệt hai loại cua này. 

Theo tìm hiểm, cua lông đang được rao bán nhiều trên chợ mạng, theo con hoặc set lẩu, với giá mỗi nơi mỗi khác. Một nồi lẩu cua lông giá 950.000 - 1.250.000 đồng, gồm từ 3 - 7 con cua kèm theo nước lẩu đặc biệt và các loại rau ăn kèm. Loại bán theo con có giá khoảng 200.000 - 400.000 đồng/con với trọng lượng khoảng từ 100 - 200gr. Tại một siêu thị hải sản trên đường Cầu Đất (phường Chương Dương Độ, quận Hoàn Kiếm), cua này lại đang được bán với giá 795.000 đồng/kg.

Trong khi đó, loại cua da cũng đang hiện diện tại các chợ hải sản ở Hà Nội với giá "mềm" hơn rất nhiều dao động 250.000 - 350.000 đồng/kg.

cua cà ra
Cua lông được bày bán tại các chợ hải sản. Ảnh ĐHS.

Vì ngoại hình hai loại cua rất giống nhau nên nhiều người e ngại chúng sẽ được trà trộn để "bẫy" thực khách.

Liên hệ với một nhà hàng bán lẩu cua lông và yêu cầu chứng minh đây đúng là loại cua lông Thượng Hải đắt đỏ chứ không phải cua cà ra, phóng viên chỉ nhận được câu trả lời chung chung rằng “chỉ có cách ăn rồi mới biết". Người bán giải thích, khi tách ra, nếu là cua lông thì rất nhiều gạch, còn loại cà ra thì ít gạch hơn rất nhiều và con đực thường không có gạch. “Rất khó để phân biệt cua lông Thượng Hải với cua da bằng mắt thường vì hai loại cua này có ngoại hình giống nhau gần như tuyệt đối. Chỉ khác ở chỗ cua lông có nhiều gạch hơn, cả con đực và con cái đều có gạch. Và đặc biệt là gạch của loại cua này rất ngon, ăn rồi sẽ chỉ muốn ăn gạch mà không muốn ăn thịt cua nữa”, người này nói.

Chị Nguyễn Thị L., tiểu thương chuyên bán cua da tại chợ hải sản Thành Công, cho biết cua da có ngoại hình giống y như cua lông Thượng Hải, nhưng giá thành cua lông đắt gấp 3 lần cua da. Chị L. cũng thừa nhận, rất khó để phân biệt hai loại cua này bằng mắt thường.

Trong khi đó, với kinh nghiệm gần 5 năm nhập khẩu cua lông Thượng Hải theo đường hàng không về Việt Nam, anh Trịnh Đức Kiên trú tại phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ: Cua lông Thượng Hải nếu nhập về Việt Nam không bao giờ có giá dưới 1 triệu đồng/kg bởi giá tại nước bạn đã khoảng 100 USD/kg loại nhỏ, thậm chí những con trên 250gr còn có giá lên đến 90 USD/con.

Cụ thể, cua cái loại 100-110gr được bán với giá 200.000 đồng/con, loại cua đực 200gr có giá 330.000 đồng/con và cao nhất là loại 230-250gr được bán với giá 850.000 đồng/con.

Ngay cả cua lông nhập khẩu từ Trung Quốc về cũng có 2 loại chính đó là cua từ Quảng Châu và cua từ Thượng Hải nhưng khi ăn chất lượng khác hẳn. Cụ thể, chất lượng gạch và trứng của cua lông Thượng Hải là một trong những thứ gây ấn tượng cho người ăn vì nó quyện, ngậy và rất thơm. Thịt cua này rất ngọt và mượt.

cua lông Thượng Hải
Cua lông Thượng Hải có giá tiền triệu, đặc sản của giới thượng lưu.

Còn cua lông từ Quảng Châu được nhập về theo đường bộ, loại cua được nuôi thúc lớn bằng cám. Ăn nhạt thịt hơn, cua đực Quảng Châu không chắc thịt, gạch và trứng cũng không bùi, béo và quyện như cua Thượng Hải Nên giá thành cũng rẻ hơn rất nhiều.

Anh Kiên cho biết, cách nhận biết cua lông Thượng Hải dễ nhất đó là, mỗi con cua lông nhập từ Thượng Hải về đều có nẹp nhựa và mã vạch còn cua từ nơi khác nhập về thì không có. Ngoài ra, cua lông Thượng Hải gửi về Việt Nam qua đường hàng không, luôn có phiếu gửi hàng theo máy bay chuyến bay từ Thượng Hải về Hà Nội. Người bán sẽ có giấy này để chứng minh hàng mình bán là hàng thật.

Còn để phân biệt cua lông Thượng Hải và cua lông Quảng Châu, anh Kiên cho biết: “Nếu cơ sở bạn mua bán theo kg, cua đực cua cái trộn lẫn thì chắc chắn là cua Quảng Châu. Vì ở tất cả các cửa hàng cua ở Thượng Hải người ta đã tách ra bán cua đực và cua cái, giá cua cái bao giờ cũng đắt hơn cua đực và không bán theo kg. Bởi thế vì sao mua cua lông theo con bao giờ cũng chuẩn chất lượng hơn và giá đắt hơn”.

Như vậy, loại cua lông đắt đỏ đang được bán ở thị trường Việt Nam cũng rất phong phú và khó phân biệt về nguồn gốc. Chưa kể, để phát hiện nó không phải là loại cà ra giá rẻ cũng không phải là điều dễ dàng. Khách hàng vì thế rất dễ mất tiền oan nếu không cẩn trọng. Cách tốt nhất để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình đó là lựa chọn những nơi bán hàng uy tín, chứng minh được nguồn gốc, chất lượng sản phẩm rõ ràng để tránh cảnh "mập mờ", trục lợi ví tiền của người tiêu dùng.

VTC News
Đăng ngày 06/11/2021
Kinh tế

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:17 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 08:24 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 08:24 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:24 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 08:24 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 08:24 09/11/2024
Some text some message..