Thông thường mùa lũ ở miền Tây xuất hiện một năm có một lần từ giữa tháng 7 (âm lịch) và kéo dài hết tháng 11 lũ sẽ rút nước hết trên đồng. Năm nay người dân ĐBSCL được thiên nhiên ban tặng có một mùa “lũ đẹp” hứa hẹn nhiều niềm vui, khi người dân nơi đây đang “mỏi tay” bắt cá tôm, cua, ốc, chuột và hái bông súng, điên điển… giúp người dân vùng lũ có thêm thu nhập.
Về thăm miền Tây mùa lũ mà quên thưởng thức cảnh đồng quê, sông nước và ăn món đặc sản thì coi như chuyến đi đó đã phí công. Nói đến mùa nước nổi miền Tây, người ta thường nhắc đến hai loại đặc sản truyền thống: cá linh non và bông điên điển. Nhưng còn những sản vật khác mà thiên nhiên ban tặng cho mùa lũ ở miền Tây như:
Ốc có thể chế biến nhiều món ăn hấp dẫn. Mùa lũ miền tây chủ yếu 2 loại ốc: ốc bươu vàng và ốc lát.
Khi mùa nước lũ về, việc săn chuột đồng trở thành thú vui và có thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân miền Tây. Hiện tại, giá chuột bán tại chợ khoảng 80.000 đồng/kg.
Rắn mối cũng khá đắt hàng với giá bán từ 80.000 -90.000 đồng/kg
Rắn nước hầm sả - món ăn không thể bỏ qua khi về miền tây mùa lũ.
Các loại cá đồng phong phú.
Cá Linh được xem là "đặc sản" mùa nước nổi của ĐBSCL.
Chậm rãi ăn từng cọng bông súng mới biết được sự chắt chiu làm nên vị ngọt của phù sa sông nước ruộng đồng.
Nhớ mùa lũ, nhớ bông súng chấm mắm kho.
Bông điên điển - biểu tượng khi nhớ về mùa lũ miền tây.
Loại hến miền Tây vẫn to hơn nhiều so với hến các vùng khác. Hến được coi là “lộc trời” ban tặng. Ảnh: dulichrongachau
Bởi sản nhiều sản vật nên chợ cá nhỏ mùa lũ lúc nào cũng tấp nập.