Mùa nuôi tôm “nóng”

Nắng nóng, nhiều ao hồ nuôi tôm chân trắng trên cát bỏ không. Những hộ dân đã thả nuôi đang nơm nớp âu lo vì nguy cơ dịch bệnh.

Mùa nuôi tôm “nóng”
Nỗi lo của huyện Phong Điền khi nuôi tôm vào vụ nóng

Hồ tôm bỏ không gây lãng phí

Ông Trương Công Lợi ở thôn Hải Nhuận, xã Phong Hải chia sẻ: “Nếu nuôi tôm vào mùa hè không bị dịch bệnh thì mỗi năm nuôi được ba vụ. Kinh nghiệm cho thấy, tôm nuôi vào thời điểm từ tháng 4 đến tháng 7 thường xảy ra dịch bệnh, thua lỗ nên người dân không dám nuôi. Thời tiết nắng nóng làm nhiệt độ nguồn nước trong ao tăng cao, tôm chậm phát triển, sức đề kháng kém là nguyên nhân xảy ra các loại dịch bệnh. Quá trình vận chuyển đường xa trong điều kiện thời tiết nắng nóng ảnh hưởng lớn đến chất lượng nguồn giống, tôm con bị yếu, giảm sức đề kháng…”.

Một số hộ táo bạo thả nuôi ngay sau khi thu hoạch vụ tôm đầu năm, nhưng vẫn nơm nớp âu lo. Ông Nguyễn Hải Đăng ở thôn Hải Đông, xã Phong Hải lo lắng: “Các vụ ít hộ nuôi thường bán được giá, lãi cao nhưng thời tiết nắng nóng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Từ ngày thả nuôi đến nay hơn 10 ngày, tôm đang phát triển nhưng đêm nào cũng trằn trọc vì lo dịch bệnh”.

Phó Chủ tịch UBND xã Phong Hải- Nguyễn Văn Tưởng thông tin, đến nay trên địa bàn xã mới chỉ vài hộ thả nuôi 3-4 ao trong tổng số diện tích trên 70 ha do người nuôi lo ngại nguy cơ dịch bệnh, rủi ro. Chính quyền địa phương không khuyến khích nuôi tôm vào thời điểm này bằng mọi giá. Tuy nhiên, để tránh lãng phí ao hồ, các ban ngành chức năng cần nghiên cứu, giúp người dân có thể thả nuôi được trong mùa nắng nóng nhằm phát huy tối đa tiềm năng và tăng thu nhập.

Trong quy hoạch diện tích ao hồ nuôi tôm trên cát ở huyện Phong Điền đến năm 2020 có đến 900 ha. Việc bỏ không hồ tôm gây lãng phí tiềm năng cũng là trăn trở của lãnh đạo huyện Phong Điền. Ông Nguyễn Văn Cho, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Điền chia sẻ, lãnh đạo huyện đã làm việc với ngành nông nghiệp, đang tập trung nghiên cứu, tìm giải pháp nuôi tôm trên cát vào mùa nắng nóng để hạn chế lãng phí tiềm năng.

Lo thời tiết thất thường

Trong khi diện tích trên cát không thể thả nuôi thì nuôi tôm đầm phá, xen ghép đến thời điểm này cơ bản hoàn thành việc xuống giống với diện tích khoảng 6.500 ha. Ông Nguyễn Văn Xuân ở xã Phú Thuận (Phú Vang) cho hay: “Đến nay môi trường nước trong các ao nuôi ở đầm phá bắt đầu ổn định, nhiều hộ tiến hành thả nuôi vụ mới. Điều mà bà con lo lắng là thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng gay gắt dễ phát sinh và lây lan các loại dịch bệnh”.

Theo ông Nguyễn Đình Đức, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, mùa nắng nóng, thời tiết thường diễn biến phức tạp, khó lường, nhiệt độ tăng cao, buổi sáng có sương mù, nhưng chiều, tối xuất hiện mưa giông. Kể cả nuôi tôm trên cát và đầm phá, trước hết phải duy trì mực nước trong hồ trên 1 mét để hạn chế, chống nóng cho tôm và các loại thủy sản. Các ao nuôi có độ sâu thì phải thường xuyên sục khí, tránh hiện tượng trong ao nuôi bị phân tầng và xử lý tốt khí độc. Tùy thuộc vào “độ tuổi” của tôm và các loại thủy sản để điều phối lượng thức ăn hợp lý, không dư thừa gây ô nhiễm môi trường nước trong ao. Sau các trận mưa giông phải kiểm tra môi trường nước, tăng cường sục khí, thay bớt nước ở tầng mặt, ổn định độ PH và kiềm cho ao hồ.Ông Nguyễn Quang Dân, Phó Chủ tịch UBND xã Phú Thuận cho rằng, mùa nắng nóng, nhiệt độ nguồn nước trong các ao hồ nuôi tôm trên đầm phá không căng thẳng như vùng cát, nhưng người dân cũng cần nắm bắt và chấp hành đúng các quy trình kỹ thuật, quy định của cơ quan chức năng trong quá trình nuôi tôm cũng như thủy sản trên đầm phá.

Ông Đức cảnh báo, cần tăng cường các biện pháp nâng cao sức đề kháng cho thủy sản, khi xảy ra dịch bệnh phải báo với chính quyền địa phương, không xả nước thải trực tiếp ra môi trường. Đối với cá trắm cỏ, diêu hồng nuôi bằng lồng, cần đề phòng và có biện pháp phòng trừ bệnh đốm đỏ, xuất huyết. Bà con trộn thêm vitamin C, E và men vào thức ăn nhằm tăng sức đề kháng cho cá. Khi phát hiện có dấu hiệu dịch bệnh cần tách các lồng cá bị bệnh ra xa lồng cá còn khỏe mạnh, tránh lây lan…

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 13/04/2017
Nông thôn

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2025

Vừa qua, Cục Thủy sản đã hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ và một số nội dung quản lý, tổ chức sản xuất nuôi tôm nước lợ năm 2025 cụ thể như sau:

Thả giống
• 10:06 16/12/2024

Ngư dân Bình Định trúng đậm cá chù

Vừa qua, rất nhiều tàu thuyền của ngư dân hành nghề lưới vây rút ngày ở xã Mỹ An, huyện Phù Mỹ, Bình Định cập bến với cá chù đầy khoang. Mỗi thuyền sau mỗi chuyến đánh bắt từ 2 đến 3 ngày thu được sản lượng từ 1 đến 2 tấn cá. Với giá cá chù 50.000 đồng/kg, mỗi thuyền thu nhập từ 50 đến 100 triệu.

Cá chù
• 10:28 13/12/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 15:41 28/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 15:41 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 15:41 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 15:41 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 15:41 28/12/2024
Some text some message..