Mua rắn cầu may?

Trong những ngày qua ở TP.Biên Hòa -Đồng Nai, có khá nhiều điểm bán rắn mọc lên dọc các đường Nguyễn Ái Quốc, Đồng Khởi thu hút sự chú ý của người đi đường…

mua rắn cầu may
Giới thiệu rắn cho người mua xem.

Những người bán rắn luôn miệng quảng cáo đây là “linh vật”, hợp với “mạng” của người tuổi Tỵ nên nếu mua rắn nuôi trong nhà thì sang năm mới sẽ gặt hái nhiều thành công.

Mua “linh vật” để… giải hạn?

Một người bán rắn trên đường Nguyễn Ái Quốc, đoạn gần ngã tư Tân Phong giới thiệu: “Rắn lãi, rắn nước, rắn lục hay hổ mang, muốn loại nào cũng có. Nhưng con càng hiếm thì giá càng cao”. Với một con rắn lãi, rắn nước chỉ chừng 50-200 ngàn đồng/con, nhưng với các loại rắn độc nổi tiếng, như: cạp nong, cạp nia hay hổ mang giá từ 500 ngàn/kg đến hàng triệu đồng/con.

Anh Lê Dư, nhà ở phường Hố Nai (TP.Biên Hòa), tuổi Tỵ, khi được người quen nhắc năm sau là năm tuổi, nên anh có thể gặp vận hạn. Để giải bớt “xui xẻo”, có người mách nước là anh Dư phải tìm mua một con rắn và chăm sóc chu đáo thì mới mong phúc đến, họa đi. Mang tư tưởng “có kiêng có lành”, anh Dư đã bỏ cả buổi trời rong ruổi tìm mua cho bằng được một con rắn như ý trong tâm trạng khá hồ hởi (?!).

Thực ra, những người tin vào số mệnh như anh Dư không phải hiếm. Chính vì thế, bước vào năm mới 2013, dư luận ở TP.Biên Hòa cũng như các tỉnh, thành lân cận, nhất là TP.Hồ Chí Minh bàn tán xôn xao, thậm chí đan dệt nên những câu chuyện rằng, nếu sở hữu rắn trong nhà thì chủ nhân làm ăn sẽ phát đạt. Chẳng biết thực hư ra sao, nhưng chỉ trong một buổi sáng, chúng tôi chứng kiến hàng chục người đến hỏi mua rắn tại một điểm bán trên lề đường Đồng Khởi.

Thực tế, cũng có nhiều người không tin khi nuôi rắn trong nhà sẽ mang lại vận may. Chẳng hạn trường hợp anh Trần Duy Hà, ngụ ở phường Tân Phong (TP.Biên Hòa), mua con rắn sữa sọc vàng giá 1,2 triệu đồng. Cầm con rắn trên tay anh Hà vui vẻ cho biết: “Thấy rắn đẹp, thích thì lấy thôi chứ tôi có tin dị đoan gì đâu. Con rắn này tên khoa học là milk snake, hiền lắm lại hiếm, tôi mua giá này là khá rẻ, nếu ở TP.Hồ Chí Minh chắc không có giá đó”.

Một số người khi đến các điểm mua rắn vệ đường chủ yếu đem về… thịt trong ngày đầu năm cho có không khí… “tỵ”. Không ít người nghe chuyện nuôi rắn cầu may, đã không ngần ngại nói: “Năm Quý Tỵ đổ xô đi mua rắn hòng lấy hên, không biết đến những năm khác, như: Thìn, Dần thì những người cầm tinh tuổi ấy sẽ tìm đâu ra loài thú đó để nuôi?”.

“Chợ rắn” di động

Những người bán rắn tại TP.Biên Hòa cho hay, thời gian gần đây có nhiều người tới hỏi mua rắn và gần như loại nào cũng hỏi đến. Biết được nhu cầu này, các “chợ rắn” bắt đầu mọc lên trên vỉa hè các con đường lớn trong thành phố. Cũng bởi vì tính manh mún và tạm bợ nên cả người bán rắn lẫn người mua đều ít nghĩ tới chuyện an toàn. Đương nhiên, người bán đều biết rắn là một trong những loài thú hoang dã cần bảo vệ nên họ thường xuyên chuyển chỗ để tránh sự dòm ngó của cơ quan chức năng.

Rắn được bày bán công khai trên đường phố TP.Biên Hòa.

Rắn được bày bán công khai trên đường phố TP.Biên Hòa.

Trừ những shop bán thú cưng thường đựng rắn kỹ lưỡng trong các hộp thủy tinh, lưới sắt, còn những “chợ rắn” ven đường đều bỏ rắn trong túi lưới bằng nhựa rất sơ sài, kể cả loại rắn độc như hổ mang, cạp nong. Khi có khách muốn xem, người bán liền dùng gậy chọc cho rắn hổ phùng mang thở phì phì để xác định đây là loại gì. Kể cả lúc người mua muốn xem kỹ hơn, rắn sẽ được lôi ra khỏi túi lưới, bất chấp sự an toàn cho người khác.

Đối với những “thợ rắn” chuyên nghiệp thì việc bắt loài động vật đáng sợ này không khó khăn gì, song cũng có người bán rắn chưa thạo cả động tác giữ cho rắn không bò đi.

Một buổi sáng mới đây, trong lúc đứng xem người đến mua rắn, chúng tôi chứng kiến một chủ hàng là phụ nữ luống cuống khi con rắn cạp nong đang được bà giữ bằng tay chợt trườn đi mà không biết làm sao bắt lại. Cũng may một “đồng nghiệp” bên cạnh nhanh tay tóm lấy. Sau một lúc mới lấy lại bình tĩnh, người phụ nữ kể: “Vì ông chồng bận nên tôi đi bán thay. Từ trước đến giờ nhìn thấy rắn là tôi muốn xỉu, nói gì đến chuyện bắt nó!”.

Những ngày qua, trên một số tuyến đường ở TP.Biên Hòa có từ 3-4 điểm bán rắn. Số rắn được bày bán được giới thiệu là bắt từ những khu rừng tại An Giang, Lâm Đồng và cả Vườn quốc gia Cát Tiên. Có nghĩa là loài động vật hoang dã này đang bị tìm diệt vô tội vạ.

Theo điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, nêu rõ: Người nào săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Theo đó, rắn hổ mang chúa thuộc danh mục 1B Công ước CITES, nhóm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; rắn hổ mang thường thuộc danh mục 2B, nhóm hạn chế khai thác sử dụng…

 

Người lao động
Đăng ngày 28/01/2013
Nông thôn

Tết về! Buồn của người nuôi tôm xa xứ!

Cái nghề nuôi tôm thăng trầm lắm. Tỷ phú cũng có mà nợ ngập đầu cũng có. Bởi vậy người ta thường nói cái nghề này thật sự nó bạc bẽo lắm, nhất là vào những ngày Tết.

nuôi tôm ngày tết
• 10:48 01/01/2023

Dự báo lũ đẹp vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mùa nước lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) năm nay được dự báo là “mùa lũ đẹp”, mang theo phù sa, thau rửa đồng ruộng và hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Lũ miền Tây
• 11:06 20/09/2022

Đầu nguồn mùa nước nổi

Tháng 7 nước nhảy khỏi bờ” là quy luật tự nhiên được cư dân vùng đầu nguồn đúc kết từ nhiều đời. Đây cũng là lúc mùa nước nổi bắt đầu, cư dân bước vào vụ làm ăn mới. Năm nay, nước lũ về sớm, dự báo sẽ dồi dào. Mọi người háo hức mong chờ mùa “lũ đẹp”, để khai thác sản vật từ thiên nhiên ban tặng.

cá linh
• 15:57 05/09/2022

Dưới sông cá chốt...

Hôm qua, tôi vô chợ, thật bất ngờ khi thấy một chị nọ mua 1kg cá chốt với giá 250.000 đồng. Không thể nào ngờ cá chốt bây giờ có giá cao như vậy.

Cá chốt sông
• 19:33 30/08/2022

Gặp gỡ, trao đổi với người dân về nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 10/5, tại xã Phước Sơn (Bình Định), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức Chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Phước Sơn, Phước Thuận và Phước Hòa về kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc.

Cơ quan chuyển môn
• 09:53 13/05/2024

Tăng cường quản lý nuôi cá lồng bè trên các hồ chứa nước ngọt

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hiện tượng El Nino kéo dài từ năm 2023 đến hết tháng 4/2024 làm mực nước trên các sông, hồ giảm mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động nuôi thuỷ sản lồng bè.

Nuôi lồng bè
• 08:00 01/05/2024

Thả giống thực hiện mô hình nuôi thương phẩm tôm thẻ ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Thực hiện Chương trình Khuyến nông năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Bình Định đã triển khai mô hình Nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc trên ao nuôi diện tích 1.000 m2 của ông Phạm Xuân Phương, thôn Đức Phổ 1, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, Bình Định

Thả tôm giống
• 08:00 29/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 11:29 19/04/2024

Bảo vệ, khai thác nguồn lợi thủy sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng

Ngày 9/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định số 389/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch Bảo vệ và khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tàu
• 02:35 20/05/2024

Tăng cường sức khỏe của cá tra thông qua β-glucan trong thức ăn

Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng việc sử dụng β-glucan trong thức ăn có thể tăng cường khả năng kháng bệnh ở các loài nuôi có tầm quan trọng về mặt thương mại, chẳng hạn như cá chép (Cyprinus carpio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), và cá tráp biển (Sparus aurata) và được sử dụng trong thức ăn thủy sản thương mại.

Cá tra
• 02:35 20/05/2024

Nâng cao năng lực mạng lưới các Khu bảo tồn biển, Vườn Quốc gia và Chi cục Thủy sản

Bình Thuận, từ ngày 15 - 17 tháng 5 năm 2024 – Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) phối hợp cùng Hội Thuỷ sản Việt Nam, Cục Thủy sản và Cục Kiểm Ngư, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên (WWF-Việt Nam), Trung tâm Hỗ trợ Phát triển xanh Greenhub tổ chức “Họp tham vấn - Tập huấn tích hợp nâng cao năng lực cho Mạng lưới Khu bảo tồn biển (KBTB)/Vườn quốc gia (VQG) và Chi cục Thuỷ sản Việt Nam" tại Mũi Né, Bình Thuận. 

Ông Nguyễn Chu Hồi
• 02:35 20/05/2024

Giải pháp giúp tôm - lúa không bị sốc môi trường đầu mùa mưa

Đầu tháng 5/2024, vùng ĐBSCL xuất hiện những cơn mưa rào bất chợt làm môi trường nước thay đổi đột ngột, tôm nuôi dễ bị sốc, phát sinh dịch bệnh, nhất là với tôm-lúa diện tích lớn. Cán bộ kỹ thuật nêu những giải pháp giúp tôm không bị sốc môi trường.

Mô hình tôm lúa
• 02:35 20/05/2024

Cắt tảo sợi cho ao nuôi đang có tôm

Quản lý chất lượng nước là một yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Trong môi trường nuôi tôm nước ngọt, nước lợ thì tảo sợi chính là một trong những lo lắng đối với người nuôi. Để tìm ra một phương pháp diệt chúng nhưng vẫn phải an toàn khi ao đang có tôm, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé.

Tế bào tảo sợi
• 02:35 20/05/2024