Mực dài 10 mét sa lưới ngư dân Tây Ban Nha

Nhóm ngư dân vô cùng bất ngờ khi bắt được con mực khổng lồ nặng 150 kg, dài 10 m ngoài khơi Tây Ban Nha.

con mực to
Con mực khổng lồ thuộc giống cái, mắc lưới ngư dân Tây Ban Nha. Ảnh: CEN/CEPESMA

Con mực khổng lồ mắc lưới trên vùng biển Villaviciosa, Tây Ban Nha.Metro hôm 27/11 cho hay, con mực được đông lạnh và chuyển tới một phòng thí nghiệm địa phương phục vụ nghiên cứu.

"Đây là mẫu vật đặc biệt, một trong những con mực lớn nhất chúng tôi thấy trong vài năm trở lại đây", Giám đốc phòng thí nghiệm CEPESMA, điều phối viên chương trình Nghiên cứu và Bảo vệ động vật biển, nơi tiếp nhận con mực khổng lồ nhận xét.

"Bắt gặp con mực với kích thước khủng như thế có thể làm bất cứ ai hoảng sợ, kể cả những ngư dân gắn bó hàng ngày và dành cả cuộc đời trên biển".

Phòng thí nghiệm CEPESMA hiện có hai mẫu mực đông lạnh và định đưa chúng tham dự triển lãm 8 mẫu mực khổng lồ vào đầu năm 2016.

Việc đánh bắt bằng cách dùng lưới quét ngoài khơi Tây Ban Nha vấp phải nhiều chỉ trích từ phía những tổ chức bảo vệ môi trường như Greenpeace. Tổ chức này lên tiếng phản đối đây là phương pháp khai thác "hoàn toàn không có chọn lọc và mang tính tận diệt".

"Cách thức đánh bắt này phá hủy mọi thứ trên đường đi của nó và gây thiệt hại nặng nề cho đáy biển", Greenpeace chỉ trích.

Theo Mirror, những con quái mực có thể đạt tới kích thước tối đa là 13 m đối với con cái và 10 m với con đực. Những tin đồn về việc nhìn thấy mực khổng lồ dài hơn 18 m được các ngư dân nhiều kinh nghiệm truyền tai nhau, song vẫn chưa có bằng chứng khoa học khẳng định sự tồn tại của chúng.

Hiện nay, hiểu biết về loài mực khổng lồ vẫn con khá hạn hẹp. Mực khổng lồ gắn với truyền thuyết về Kraken, quái vật huyền thoại được cho là thủ phạm gây ra các vụ đắm tàu ngoài khơi Na Uy vào thế kỷ 18.

Năm 2013, các nhà khoa học lần đầu ghi được hình ảnh của sinh vật bí ẩn này trong môi trường sống tự nhiên sâu dưới lòng Thái Bình Dương, gần quần đảo Ogasawara, phía nam Nhật Bản. Trong đoạn phim, loài động vật không xương sống có đôi mắt khổng lồ màu đen, bơi ngược dòng nước ở độ sâu 900 m.

đo kích thước con mực
Các nhà khoa học đo kích thước con mực khổng lồ dài 10 m, nặng 150 kg. Ảnh:CEN/CEPESMA

Vnexpress, 01/12/2015
Đăng ngày 03/12/2015
Thu Hiền
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 23:30 14/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 23:30 14/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 23:30 14/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 23:30 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 23:30 14/01/2025
Some text some message..