Các nhà nghiên cứu đã xác định, sử dụng kỹ thuật đo lường chất đồng vị, có đến 80% methylmercury được tìm thấy trong các mô của cá ở ngoài khơi Bắc Thái Bình Dương được gây ra bởi các vi khuẩn bám vào các vật chất hữu cơ.
Nghiên cứu cũng khẳng định rằng lượng mưa chịu trách nhiệm vận chuyển methylmercury được tìm thấy trong cá Thái Bình Dương gần Hawaii có nguồn gốc xa hàng ngàn dặm từ vị trí này.
Các nhà máy điện đốt than và sự công nghiệp hóa nhanh chóng của các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc cũng đóng một vai trò quan trọng trong vấn đề này. Các nhà khoa học nhấn mạnh về cần phải làm giảm đáng kể lượng phát thải thủy ngân trên toàn thế giới.
Nhà khoa học môi trường Joel Blum, tác giả chính của bài báo được công bố trực tuyến trên Nature Geoscience cho biết: "Điều đó có nghĩa là nếu chúng ta muốn giảm được nồng độ thủy ngân trong cá ngoài đại dương một cách hiệu quả, chúng ta sẽ phải giảm lượng phát thải thủy ngân toàn cầu, bao gồm cả phát thải từ những nơi như Trung Quốc và Ấn Độ".
Và ông nói thêm: "Nếu chỉ làm sạch bờ biển của chúng ta là chưa đủ. Đây là một vấn đề khí quyển toàn cầu".
Rủi ro cho con người đến chủ yếu thông qua tiêu thụ cá kiếm và cá ngừ, những loài cá biển ăn thịt lớn thường ăn những loài cá nhỏ hơn có chứa thủy ngân. Độc tố này sau đó tích tụ trong loài cá ở trên cùng của chuỗi thức ăn bởi một quá trình được gọi là tích lũy sinh học.
Việc tiêu thụ cá nhiễm methylmercury sẽ gây tổn thương não ở thai nhi và trẻ nhỏ cũng như các tác hại khác đối với hệ thống thần kinh trung ương.
Liên quan đến các rủi ro liên quan đến việc tiêu thụ một số loại cá, một số tổ chức đã yêu cầu Tổng thống Barack Obama cập nhật các hướng dẫn liên bang hiện tại về vấn đề này để điều chỉnh chúng theo phân tích mới nhất hiện có.