Mưu sinh trên hồ Cấm Sơn

Trời tối như mực, ba người trên một chiếc thuyền lênh đênh giữa mặt hồ bao la, gió lạnh lẽo thổi từng cơn tê tái, mặt nước mênh mang gợn từng đợt sóng nhấp nhô… Tôi đang chứng kiến một chuyến đánh cá đêm lắm nhọc nhằn của những cư dân vùng hồ Cấm Sơn.

mưu sinh trên Cấm Sơn
Ngư dân mưu sinh trên lòng hồ Cấm Sơn.

Quanh năm với sóng nước

Bao đời nay, người dân 4 xã Hộ Đáp, Sơn Hải, Cấm Sơn, Tân Sơn huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) coi nguồn thủy sinh ở hồ Cấm Sơn là một phần quan trọng của cuộc sống. Hầu hết các gia đình tại đây đều có lưới vương, lưới chùm, vó, rọ tôm, thuyền nan, thuyền máy và cần câu cá. Nhà ít thì đánh bắt đủ cá tôm để cải thiện bữa ăn, còn hộ nhiều thì đánh bắt quanh năm để kiếm kế mưu sinh. Tuy nhiên, để có được những mẻ tôm cá tươi rói đưa lên chợ vào buổi sớm, ngư dân chịu không ít nhọc nhằn, nguy hiểm. Hai thanh niên người Nùng, Vi Văn Đương (33 tuổi) và Giáp Văn Tuất (30 tuổi) ở làng Mấn, xã Tân Sơn đã cho tôi được tận mục sở thị những nhọc nhằn của một chuyến đánh cá đêm trên hồ nước rộng chừng 2.650 ha này.

Sẩm tối, anh Đương ra cửa nhà nghe ngóng một hồi rồi quả quyết, “Đêm nay trời yên, gió lặng dễ được cá to”, cơm nước xong chúng tôi chuẩn bị đồ nghề… “ra khơi”. Dưới màn đêm tĩnh mịch, cảnh vật im lìm tưởng như có thể cảm nhận rõ nhịp “thở” thì thào của hồ nước đầy. Thuyền máy nổ bình bịch đi khá xa bờ. Phía bên kia, ánh đèn của các thuyền đánh cá đêm cũng đang nhấp nháy. Chúng tôi trở nên thật nhỏ bé giữa một vùng sóng nước bạc trắng. Trên đất liền, điện nhà ai vẫn leo lét từng đốm nhỏ thưa thớt, tiếng chó sủa vọng lại buồn hiu hắt. Đến khu vực Đồng Héo, anh Đương cho thuyền từ từ áp gần một đảo nổi và lấy chiếc lưới 3 lớp dài vài chục mét tung ra quây trọn một góc để chờ luồng cá đi vào. Anh bảo: “Tưởng đơn giản nhưng nếu không biết cách thì cá tôm chẳng thấy đâu mà toàn đám rong rêu”.

Theo kinh nghiệm, phải đánh cá vào ban đêm mới hiệu quả vì các loài cá trắm, chép, mè… thường “ngủ ngày cày đêm”. Tuy nhiên không phải khu vực nào cá cũng tập trung nhiều, dân lâu năm thường tìm đến Suối Khon, Đồng Thình, đảo Lăn Lóc… Ở đây nguồn thức ăn phong phú nên cá, tôm hay tụ tới. Thấy lưới động mạnh, anh Tuất bèn đẩy thuyền ra xa và nhấc lưới, một chú cá chép chừng 2 kg vừa bị vướng vào một mớ bong bong và nằm gọn trong khoang thuyền… Thuyền chúng tôi lại nổ máy chuyển địa điểm, cứ thế đến gần sáng thì thu lưới về nhà.

mưu sinh
Không có ruộng, chị Vi Thị Thúy vợ anh Tuất chỉ biết đi chợ bán cá và lên rừng lấy củi.

Kể về nỗi vất vả của nghề đánh cá đêm, anh Đương rành rọt: “Nhọc lắm chú ơi, trời tối vậy nếu không thạo địa bàn thì thuyền sẽ đâm vào đảo hay các bụi tre giữa hồ và lật úp ngay. Có hôm đang đi thì thuyền hỏng máy, giữa mênh mông chẳng biết nhờ cậy ai nên đành căng bạt trên thuyền ngủ một giấc đến tận sáng. Lại thêm nguy hiểm luôn rình rập, khi mưa bão, sóng to gió lớn, sấm sét đùng đoàng không về nhà được, phải cho thuyền dạt vào bờ úp chiếc thuyền xi măng nhỏ xuống để chui vào trong ngủ. Cũng có đêm trời rét, lưới bị mắc vào khúc gỗ, tôi phải lặn xuống nước mà gỡ, lúc lên thuyền, mình mẩy run bần bật”…

Trông vào ngày mai…

Sinh ra và lớn lên giữa ốc đảo hoang vắng, chuyện học đành phải dở dang, đánh cá là “cần câu cơm” duy nhất mà bố mẹ truyền lại cho anh Đương, anh Tuất. Có lẽ vậy mà hai chàng trai người Nùng này thông thạo từng ngõ ngách của hồ Cấm Sơn. Đi hồ từ 20 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, thành quả thu được là 5 kg gồm cá chép, chạch chấu và vài con lươn, vợ các anh mất cả buổi sáng đi chợ bán được 400.000 đồng. Chia đôi số tiền đó mỗi người được 200.000 đồng, đây cũng là thu nhập chính của gia đình các anh. Vợ anh Tuất, chị Vi Thị Thúy nói: “Không có ruộng, tôi chỉ biết đi chợ bán cá và lên rừng lấy củi, tất cả cuộc sống đều trông vào những đêm may rủi của chồng. Nếu may mắn thì khoang nặng cá đầy, kiếm đủ tiền đong gạo và đóng học cho lũ trẻ, nhưng cũng có khi phải về tay trắng”.

Làng Mấn nằm biệt lập giữa bốn bề sóng nước, muốn đến đây không cách gì khác là đi thuyền, thuyền cũng là phương tiện duy nhất để đi từ nhà nọ sang nhà kia. Bí thư chi bộ thôn Nguyễn Duy Tùng cho hay: Thôn chúng tôi có 64 hộ (chủ yếu là dân tộc thiểu số) nhưng có tới hơn 60% thuộc diện nghèo, trước đây mỗi gia đình đều có vài sào ruộng để trồng lúa và hoa màu nhưng khoảng 3 năm nay mực nước hồ dâng cao tới 4 - 5 m nên ruộng đất bị chìm ngập hết, thậm chí nhiều vườn cây ăn quả cũng héo úa vì bị úng lụt nên đã nghèo càng nghèo thêm. Cái khó ló cái khôn, ruộng ngập thì nghề chài lưới dù trước đây là phụ nhưng giờ đã trở thành nghề chính của không ít gia đình. Giải thích về mực nước hồ dâng cao, anh Tùng bảo, một phần do mấy năm nay lượng mưa nhiều, mặt khác nghe đâu nhà nước đang tích nhiều nước để phát triển dự án du lịch...

Chính quyền và người dân thôn Mấn đang nuôi một tia hy vọng về một tương lai tươi sáng hơn khi khu du lịch Cấm Sơn được đầu tư và phát triển. Họ đang ý thức được rằng những con cá hôm nay vẫn đang từng ngày giúp ích cho cuộc sống của mình và cho con em có cái chữ. Nhưng không biết rồi đây, điều mà anh Đương, anh Tuất và thậm chí cả đồng chí Bí thư chi bộ thôn Mấn đang mong đợi có trở thành hiện thực. Chỉ biết rằng, hiện tại tỷ lệ hộ nghèo của thôn vẫn còn trên 60%.

Báo Tin Tức, 09/12/2013
Đăng ngày 10/12/2013
Bài và ảnh: Tiến Đạt
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:39 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:39 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 01:39 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:39 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:39 23/11/2024
Some text some message..