Mỹ tăng thuế CBPG sơ bộ với tôm của Việt Nam

Mức thuế chống bán phá giá sơ bộ được Bộ Thương mại Mỹ xác định đối với mặt hàng tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ doanh nghiệp Việt Nam trong đợt rà soát hành chính lần thứ 10 cao hơn mức thuế chống bán phá giá hiện nay.

chế biến tôm
Công nhân chế biến tôm xuất khẩu trong một nhà máy - Ảnh: TL TBKTSG.

Cụ thể, theo kết luận sơ bộ của đợt rà soát hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) tôm lần thứ 10 (POR10) đối với tôm đông lạnh của Việt Nam cho giai đoạn từ ngày 1-2-2014 đến ngày 31-1-2015 được Bộ Thương mại Mỹ công bố hôm 10-3, cơ quan này xác định mức thuế sơ bộ đối với hai bị đơn bắt buộc là 2,86% (đối với Tập đoàn thủy sản Minh Phú) và 4,78% (Công ty cổ phần thủy sản Sóc Trăng - Stapimex). Mức thuế sơ bộ cho các bị đơn tự nguyện là 3,56%, và mức thuế suất toàn quốc (áp dụng cho các doanh nghiệp khác tại Việt Nam) là 25,76%.

Như vậy, mức thuế CBPG sơ bộ mà Bộ Thương mại Mỹ xác định trong đợt POR10 cao hơn mức thuế CBPG trong kết luận sơ bộ cũng như kết luận cuối cùng của đợt POR9 mà Mỹ đưa ra trong năm ngoái.

Vào tháng 9-2015, Bộ Thương mại Mỹ công bố kết quả cuối cùng rà soát hành chính lần thứ 9 (POR9) thuế chống bán phá giá tôm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam giai đoạn từ ngày 1-2-2013 đến ngày 31-1-2014. Theo đó, ba bị đơn bắt buộc là Tập đoàn thủy sản Minh Phú có mức thuế CBPG cao nhất là 1,39% (giảm so với kết quả sơ bộ là 1,5%), Công ty cổ phần thủy sản và thương mại Thuận Phước chịu mức thuế 1,16% (cao hơn so kết quả sơ bộ 1,06%), và Công ty cổ phần thực phẩm Sao Ta là 0%. Mức thuế cho các bị đơn tự nguyện khác là 0,91%, còn mức thuế CBPG áp dụng chung cho sản phẩm từ các doanh nghiệp khác tại Việt Nam là 25,4% (giảm so với mức 25,76% của đợt POR8).

Tuy nhiên, theo Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), kết luận được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào tháng 3-2016 mới chỉ là kết quả sơ bộ. Dự kiến trong thời gian tới, Bộ Thương mại Mỹ sẽ tiến hành thẩm tra tại chỗ các doanh nghiệp tham gia giai đoạn rà soát. Do đó, Cục Quản lý cạnh tranh cho rằng doanh nghiệp tôm của Việt Nam, đặc biệt là các bị đơn bắt buộc, phải chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc thẩm tra này, nhằm tránh những kết luận bất lợi trong quyết định cuối cùng.

Dự kiến, Bộ Thương mại Mỹ sẽ ra quyết định cuối cùng của đợt POR10 là trong vòng 120 ngày kể từ khi quyết định sơ bộ được đăng trên Công báo Liên bang (tức dự kiến vào đầu tháng 7-2016), nhưng thời hạn này vẫn có thể được gia hạn thêm 60 ngày.

Theo Cục Quản lý cạnh tranh, Mỹ cũng tiến hành rà soát hành chính đối với Ấn Độ và Thái Lan. Theo kết quả sơ bộ, mức thuế trung bình của các doanh nghiệp Ấn Độ là 4,89% (cao hơn mức 2,96% trong đợt POR9), của Thái Lan là 1,35% (cao hơn mức 1,1% trong POR9).

Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 11/03/2016
Đăng ngày 12/03/2016
T.Thu
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 07:50 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 07:50 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 07:50 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:50 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 07:50 17/11/2024
Some text some message..