Trong đó, có 75 sơ sở sản xuất tôm giống, 330 cơ sở sản xuất giống các loại nhuyễn thể, còn lại là cơ sở sản xuất giống cá biển và sản xuất giống cá nước ngọt. Ngoài ra, toàn tỉnh sẽ nhập khẩu thêm các giống cá biển, tôm hùm từ nơi khác để phục vụ cho nhu cầu nuôi thương phẩm.
Để đảm bảo hiệu quả nuôi hiện nay, ngành chức năng cũng đã xây dựng kế hoạch giám sát các cơ sở sản xuất giống, quản lý tốt con giống từ khâu sản xuất, kiểm dịch đến cung ứng cho người nuôi, nhất là đối với lượng giống thủy sản nhập khẩu, nhằm ngăn chặn dịch bệnh có thể xảy ra. Đồng thời, ngành thủy sản cũng đã khuyến cáo bà con cần lựa chọn các cơ sở uy tín, được cấp giấy cũng như xác nhận về kiểm dịch. Hiện tỉnh cũng đang gấp rút xem xét, cấp chứng nhập đầu tư để các doanh nghiệp thực hiện các dự án sản xuất giống thủy sản với quy mô lớn ở Ninh Vân, thị xã Ninh Hòa, để đảm bảo nguồn cung trong vài năm tới.
Khánh Hòa: Tăng cường kiểm soát tàu cá theo Luật thủy sản mới
Nhằm khắc phục những hạn chế để hoàn thiện 9 khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) trong hoạt động đánh bắt thủ sản, Trong suốt thời gian qua, lực lượng chức năng Khánh Hòa đã tăng cường kiểm soát tàu cá, cũng như hoạt động khai thác đánh bắt thủy sản của ngư dân. Từng bước đưa hoạt động của bà con ngư đảm bảo đúng quy định.
Ngoài việc thành lập 4 văn phòng đại diện nghề cá, tại các khu vực cảng cá lớn trong tỉnh để kiểm tra, giám sát hoạt động đánh bắt của ngư dân, lực lượng thanh tra thủy sản liên tục tổ chức các đợt tuần tra, kiểm soát các tàu đánh bắt ngoài khơi. Trong đó, tập trung khiểm tra giấy phép khai thác thủy sản; hệ thống thông tin liên lạc; các chủng loại thủy sản cấm đánh bắt, cũng như chấn chỉnh hoạt động khai thác trong vùng cấm. Tình hình chấp hành quy định nhật ký khai thác của bà con ngư dân… Đây cũng là những quy định quan trọng, được đưa ra chi tiết trong Luật Thủy sản 2017.
Qua quá trình kiểm tra, kiểm soát về cơ bản các tàu cá trong tỉnh cơ bản đã chấp hành đúng quy định. Tuy nhiên, tình trạng các tàu cá vi phạm vẫn còn diễn ra. Năm 2018, lực lượng đã phát hiện 51 đối tượng; và 2 tháng đầu năm nay lại có thêm 9 đối tượng vi phạm về chưa đăng ký khai thác và nhật ký khai thác; thực hiện khai thác trong vùng cấm; tàu cá hoạt động không đúng quy định…
Vùng nuôi thủy sản Vạn Ninh phải di dời vào năm 2025
Theo quy định của UBND tỉnh Khánh Hòa, đến hết năm 2022, vùng nuôi thủy sản bằng lồng bè huyện Vạn Ninh sẽ phải di dời, chậm nhất là đến 2025 phải di dời toàn bộ.
Dự kiến, sau năm 2022, nhà nước sẽ thu hồi diện tích mặt nước ở đây để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cộng đồng. Do đó, các tổ chức, cá nhân tổ chức nuôi lồng bè thủy sản tại đây phải thu dọn vệ sinh, xử lý môi trường nuôi và hoàn trả lại hiện trạng ban đầu mà không được nhận bồi thường.
Trước đó, cùng với việc ban hành quy định tạm thời đối với các vùng nuôi trồng thủy sản lồng, bè trên biển, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng đưa ra quy định một trong những điều kiện đối với lồng, bè thủy sản là phải chịu được bão cấp 12. Vật liệu làm lồng, bè phải có khả năng chống chịu với môi trường sóng, gió và các chất khử trùng tiêu độc; khoảng cách tối thiểu giữa các bè là 50 mét. Đối với khu vực biển hở, mặt nước lớn bắt buộc sử dụng các loại lồng bằng vật liệu HDPE để giảm các rủi ro từ thiên tai.