Năm bộ tham gia ngăn cá tầm lậu

Sau khi nhận định thông tin cá tầm nhập lậu được hợp thức hóa dễ dàng để tiêu thụ nội địa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã có công văn gửi đến bốn bộ gồm Bộ Công an, Quốc phòng, Tài chính, Công Thương để yêu cầu hỗ trợ ngăn chặn cá tầm nhập lậu vào Việt Nam.

nuôi cá tầm
Cá tầm được nuôi bởi một doanh nghiệp trong nước. Ảnh: Thanh Sơn

Ngày 17-7 Bộ NN&PTNT có công văn số  2386/BNN-TCLN gửi các cơ quan thẩm quyền như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Tài chính, Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh và Tổng công ty Hàng không Việt Nam… đề nghị hỗ trợ để ngăn chặn buôn bán, xuất nhập khẩu bất hợp pháp những động vật nằm trong danh mục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), trong đó có cá tầm.

Lý do, để Bộ NN&PTNT phải nhờ sự hỗ trợ của bốn bộ là do trong thời gian qua có một lượng lớn cá tầm từ Trung Quốc được đưa vào Việt Nam theo các đường mòn lối mở hoặc được hợp thức hóa từ các trang trại nuôi cá tầm ở các tỉnh phía Bắc.

Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, đại diện của CITES Việt Nam cho biết, nếu một loài nằm trong danh mục của CITES khi được xuất nhập khẩu vào một nước nào đó, đơn cử như cá tầm Trung Quốc thì doanh nghiệp phải được CITES Trung Quốc và Việt Nam chứng nhận.

Vị đại diện này nhận xét, từ trước đến nay CITES Việt Nam chỉ chứng nhận cho doanh nghiệp nhập trứng hoặc cá tầm giống, còn cá tầm thương phẩm từ Trung Quốc chưa có doanh nghiệp nào liên lạc với CITES để được cấp chứng nhập. Như vậy, cá tầm nhập từ Trung Quốc đang được tiêu thụ trên thị trường lâu nay là cá nhập lậu.

Trong công văn kể trên, Bộ NN&PTNT cũng đề nghị Tổng công ty Hàng không Việt Nam chỉ vận chuyển cá tầm khi chứng minh được nguồn gốc sản phẩm là hợp pháp. Nguyên nhân, do thời gian qua có thông tin đã có một lượng cá tầm được vận chuyển bằng máy bay từ Hà Nội đến TPHCM tiêu thụ. Hiện cũng có ý kiến cho rằng, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT, cần lập trạm kiểm tra tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Văn Bình, Giám đốc Cơ quan Thú y vùng 6 thuộc Cục Thú y - có văn phòng tại TPHCM, việc lập trạm kiểm tra thú y tại sân bay là không cần thiết. Lý do, theo quy định hiện hành, động vật vận chuyển nội địa không cần giấy kiểm dịch an toàn thú y, do đó, việc lập trạm thú y để kiểm soát cá tầm nhập lậu là không được.

Theo CITES Việt Nam, trên thế giới có 26 loài cá tầm khác nhau và đang được nuôi tại 35 quốc gia. Theo Thông tư 59/2010/TT-BNNPTNT về danh mục các loài động thực vật hoang dã nguy cấp, trong đó, các loài cá tầm (Acipenseriformes spp.) nằm ở phục lục 2.

Đây là danh mục những loài động vật, thực vật hoang dã hiện chưa bị đe doạ tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng, nếu việc xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại những loài này không được kiểm soát.

Liên quan đế cá tầm nhập lậu, sau khi các báo đưa tin cá tầm nhập lậu từ Trung Quốc bán trong các siêu thị. Ngay sau đó, quản lý thị trường ở một địa phương đã lập đoàn kiểm tra thông tin mà báo chí phản ánh tại một số siêu thị đóng trên địa bàn. Tại đây, một siêu thị đã đưa ra giấy chứng nhận là chỉ bán cá tầm từ một doanh nghiệp nuôi cá tầm trong nước. Tuy nhiên, ngay sau đó, doanh nghiệp nuôi cá tầm này đã có công văn gửi Bộ NN&PTNT nói rằng, doanh nghiệp chỉ bán cá tầm cho siêu thị trên trong khoảng thời gian năm 2010 và 2011 và từ năm 2012 không bán cho siêu thị này nữa.

TBKTSG Online
Đăng ngày 19/07/2013
Ngọc Hùng
Kinh tế

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Thuế suất cho tôm Việt Nam rẻ hơn nước đối thủ Ấn Độ và Ecuador

Ngày 22/10, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã công bố kết luận cuối cùng trong vụ điều tra chống trợ cấp đối với tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam.

Tôm thẻ
• 09:37 12/11/2024

Xuất khẩu thủy sản quý IV: Việt Nam kỳ vọng tăng trưởng vượt trội giữa nhiều thách thức

Ngành thủy sản Việt Nam đang hướng tới một giai đoạn bùng nổ trong quý IV năm 2024, với mục tiêu đầy tham vọng là đạt kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ đô la Mỹ.

Chế biến thủy sản
• 09:47 11/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 20:05 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 20:05 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 20:05 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 20:05 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 20:05 16/11/2024
Some text some message..