Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm

Đặc điểm 

Nấm đồng tiền (có tên gọi khác là nấm chân chó) là một loại địa y và có mối quan hệ cộng sinh giữa sinh vật quang hợp (như tảo) và nấm. Nói một cách chính xác, nấm đồng tiền là kết hợp từ 2 loài tảo và nấm.  

Quần thể nấm đồng tiền bao gồm mối quan hệ cộng sinh giữa nấm và sinh vật quang hợp là tảo. Các sợi nấm có trách nhiệm hút nước và muối khoáng cho tảo, còn tảo có nhiệm vụ quang hợp và sản xuất chất dinh dưỡng nuôi sống quần thể cộng sinh.

Nấm đồng tiền
Cấu tạo của nấm đồng tiền gồm các tảo hoặc vi khuẩn quang hợp màu lục xen kẽ với các sợi nấm chằng chịt không màu. Ảnh: Thiết bị nuôi tôm

Thông thường, nấm đồng tiền trong ao tôm thường xuất hiện khi độ mặn cao. Biểu hiện rõ rệt của nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm được thể hiện rõ rệt trên bề mặt đáy ao. Sau khoảng từ 7 - 10 ngày cấp nước vào ao, hay khi nhận thấy tảo trong ao đang phát triển quá mức, tảo tàn hoặc rụng, cùng với đó là nhiều chất thải hữu cơ, nấm sẽ bắt đầu phát triển chỉ một vài ngày sau đó. 

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm có hình vảy hay hình cành cây hoặc là hình giống như một búi sợi mắc vào cành cây, đôi khi lại trông giống với chân chó. Loại nấm này phát triển với kích thước nhỏ và sau vài ngày sẽ tăng kích thước rất nhanh trong điều kiện phát triển thuận lợi. Một trong những môi trường tốt để nấm đồng tiền xuất hiện và phát triển mạnh là ao tôm dơ, dư chất hữu cơ, thức ăn thừa, chất thải, hay thời tiết giao mùa nhiệt độ thấp,… 

Nguy cơ đối với ao nuôi 

Là loài có đặc điểm giống như địa y (sự kết hợp giữa nấm và sinh vật có thể quang hợp), quần thể nấm đồng tiền gồm nhiều bào tử nấm, có mùi tanh, thường bám bào bạt bờ cách mặt nước 20 - 30cm hoặc trên các thiết bị trong ao nuôi. 

Nấm đồng tiền có mùi rất tanh, giống như chất dẫn dụ hấp dẫn với tôm nên tôm rất dễ ăn phải các cá thể nấm này, sau khi tôm ăn phải chúng sẽ tiết ra các độc tố dẫn đến tôm mắc các bệnh về đường ruột, khó tiêu hóa, bỏ ăn dẫn đến óp thân, còi cọc, teo gan, phân trắng, lỏng ruột và có thể chết hàng loạt. 

Ngoài ra, tôm ăn phải nấm đồng tiền sẽ tiết ra các cụm nấm là nơi trú ngụ của rất nhiều sinh vật gây bệnh như khi khuẩn Vibrio, vi bào tử, ký sinh trùng, động vật nguyên sinh,… Khi tổ nấm được hình thành và phát triển sẽ là mối nguy hại lớn khi đây chính là môi trường phát triển tốt nhất của nấm đồng tiền, là điều kiện cho sự xuất hiện của các loài thiên địch và sinh vật ký sinh. 

Biện pháp phòng, xử lý 

Nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm thường xuất hiện ở trên bề mặt đáy và bờ ao hay đất, đá, và các vật dùng dụng cụ trong ao nuôi tôm,… Sau 7 – 10 ngày cấp nước, nấm bắt đầu phát triển lớn bằng ngón tay út và tăng nhanh sau vài ngày trong điều kiện phát triển thuận lợi.

Nấm đồng tiềnNấm đồng tiền dễ nhận biết với hình dạng chân chó và thường bám vào bạt ao, đất, đá, nhá cho ăn, các vật dụng dùng trong ao nuôi,…Ảnh: thuocthuysanvietduc.vn

Ngoài hình dạng như chân chó (nấm chân chó) dễ nhận biết, người nuôi tôm  có thể dễ dàng phát hiện sự xuất hiện của nấm đồng tiền khi thấy tôm kiệt sức và có mùi tanh đặc trưng nhằm kịp thời tiến hành thực hiện các biện pháp xử lí phù hợp với ao nuôi.

Một số người nuôi thường sử dụng các biện pháp cơ học như: chà, tẩy các cá thể nấm. Tuy nhiên, việc làm này không có tác dụng tiêu diệt nấm đồng tiền mà đây còn là cơ hội để các bào tử nấm phát tán mạnh hơn, lây lan nhanh hơn. Đồng thời, khi chà bong tróc các các thể nấm sẽ phát sinh ra độc tố ảnh hưởng xấu đến tôm nuôi. 

Sau đây là một số biện pháp xử lý nấm đồng tiền trong ao nuôi tôm hiệu quả mà người nuôi tôm có thể tham khảo và áp dụng. 

- Cải tạo ao đầu vụ nuôi bằng cách sử dụng vôi nung (CaO) hòa với nước để tưới rồi quét khắp các bạt ao, lớp vôi trên bạt càng dày thì hiệu quả xử lý càng cao. Với những ao tôm phủ bạt cả bờ và đáy, ta giữ ấm đáy ao sau đó phủ vôi nóng lên đáy với liều lượng từ 700 – 800kg/1000 m2. Bà con cần để ao phơi khô trong khoảng 2 - 3 ngày rồi mới tiếp tục xịt rửa, vệ sinh lại ao nuôi và phơi thêm 5 - 7 ngày nữa.

- Đối với ao đang có tôm nuôi có thể thực hiện một số cách như: Điều chỉnh giảm bớt lượng thức ăn cho tôm ăn; tăng cường bổ sung vitamin C cho tôm; bổ sung liên tục men tiêu hóa cho tôm hệ thống tiêu hóa của tôm được cải thiện, hạn chế các tác động bất lợi của nấm, bảo vệ đường ruột tôm; tăng cường sục khí, chạy quạt trong điều kiện thời tiết thay đổi. 

Tiếp đó, người nuôi có thể tiến hành một số biện pháp sinh học dựa vào đặc điểm sinh học của nấm đồng tiền dạng thực hiện quá trình quang hợp, bà con cần giảm ánh sáng ao nuôi, các cá thể nấm không có điều kiện quang hợp được sẽ chết bằng cách gây màu nước đạm lên, nâng mực nước lên để che sáng. Sử dụng men vi sinh với liều cao liên tục tạt trực tiếp xuống ao, đặc biệt là khu vực dọc mép nước và chỗ xuất hiện nấm sẽ ức chế nấm phát triển một cách hiệu quả và tự nhiên. 

Đăng ngày 26/02/2024
Nhất Linh @nhat-linh
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tự tin thể hiện ý tưởng cùng Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới

Tương Lai Thủy Sản Việt: Thế Hệ Mới, Level Mới là cuộc thi viết được tổ chức bởi Tép Bạc. Cuộc thi dành cho tất các các đối tượng sinh viên đam mê ngành thủy sản tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn tự do thể hiện mọi góc nhìn và ý tưởng của mình đối với ngành thủy sản.

Cuộc thi viết
• 13:29 20/11/2024

Đặc điểm sinh sản kỳ thú của rồng lá biển

Rồng lá biển (Phyllopteryx) là một trong những loài sinh vật biển kỳ thú bậc nhất với vẻ ngoài vô cùng độc đáo, khiến chúng dễ bị nhầm lẫn với thực vật hơn là động vật.

Rồng lá biển
• 13:29 20/11/2024

Niềm tự hào của người ươm mầm tương lai

Thuở còn đi dạy, tôi thường lên mạng tìm kiếm tài liệu bổ sung cho các bài giảng của mình. Một lần tình cờ tôi tìm đến trang web có tên rất ngộ nghĩnh và dễ thương: Tepbac.

Anh Trần Duy Phong
• 13:29 20/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 13:29 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 13:29 20/11/2024
Some text some message..