Nấm sữa Kefir và hứa hẹn toàn diện cho tôm thẻ chân trắng

Khi sử dụng nấm sữa Kefir như một phụ gia thức ăn cho tôm thẻ cho thấy tác động toàn diện cả về kích thích miễn dịch, tăng tỷ lệ sống sót chống lại bệnh đốm trắng và đạt tốc độ tăng trưởng tốt.

tôm thẻ chân trắng
Tôm thẻ được kích thích miễn dịch và tăng trưởng tốt khi dùng nấm sữa Kefir. Ảnh: Tepbac.

Nấm sữa Kefir là sữa được lên men bởi hạt kefir chứa các vi sinh vật có lợi như vi khuẩn axit lactic, Bacillus spp. và nấm men. Các vi sinh vật này có các hoạt động như các chế phẩm sinh học giúp tăng cường sức khỏe và kháng khuẩn. Hơn nữa, nấm sữa kefir như một chất dinh dưỡng có các đặc tính có lợi như miễn dịch, kháng khuẩn, kháng u và giảm cholesteron ở động vật và người. Do đó, nghiên cứu này tìm hiểu tác động của kefir đối với khả năng miễn dịch bẩm sinh và năng suất của tôm thẻ chân trắng.

1. Ảnh hưởng của Kefir đến khả năng miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ

Đối với thử nghiệm này, nấm sữa kefir đông khô được cung cấp ở mức 0,2%, 0,4% và 0,8% trọng lượng thức ăn được cung cấp trong 1 ngày. Nấm sữa Kefir đông khô được cho ăn một lần mỗi ngày và thí nghiệm được tiến hành trong 30 ngày. Số lượng vi khuẩn axit lactic, Bacillus spp. và nấm men trong kefir đông khô lần lượt là 5,6×109; 6,9×109 và 4,8×109 CFU/mL.

Để theo dõi ảnh hưởng của nấm sữa kefir đối với khả năng miễn dịch bẩm sinh, tôm thẻ được kiểm tra mức độ biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch như protein liên kết beta-glucan (βGBP), propnoloxidase (proPO), crushtin, peaneidin 3a, lysozyme, superoxide dismutase (SOD) và hemacyanin trong gan tụy của tôm.

Nấm sữa Kefir
Nấm sữa Kefir tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện năng suất của tôm thẻ. Ảnh: horanrolfing.

Việc bổ sung nấm sữa kefir không làm thay đổi tổng số tế bào máu tôm. Tuy nhiên, sự biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch đã được điều chỉnh đáng kể sau khi bổ sung kefir. Sự biểu hiện của βGBP tăng gấp 4 lần ở nhóm được bổ sung 0,8% kefir so với ở nhóm đối chứng. Việc bổ sung kefir gây ra sự biểu hiện mạnh mẽ của các gen mã hóa crushtin và penaedin-3a gấp ba lần so với nhóm đối chứng. Những kết quả này chỉ ra rằng kefir có thể góp phần tăng cường hệ thống miễn dịch ở tôm thẻ bằng cách điều chỉnh sự biểu hiện của các gen liên quan đến miễn dịch chứ không phải điều chỉnh miễn dịch tế bào bằng cách tăng số lượng tế bào máu.

2. Tác dụng của nấm sữa Kefir ở tôm thẻ chống lại bệnh đốm trắng trên tôm

Hai trăm bốn mươi con tôm đã được sử dụng cho thử thách này, chia thành bốn nhóm: nhiễm bệnh, không nhiễm bệnh và hai nhóm nhiễm bệnh được bổ sung 0,2% kefir và 0,8% kefir. 

Sau khi nhiễm bệnh đốm trắng, số lượng tôm chết ngay lập tức tăng lên và tỷ lệ sống vào cuối thí nghiệm này được tính toán là 33,33% ở nhóm nhiễm bệnh. Nhóm được bổ sung kefir 0,2%, tỷ lệ tử vong ít hơn so với nhóm nhiễm bệnh. Tuy nhiên, tỷ lệ sống sót là như nhau vào cuối thí nghiệm.

Trong khi đó, nhóm được bổ sung kefir 0,8%, tỷ lệ sống sót đã được cải thiện đáng kể và được tính là 56,8% vào cuối thí nghiệm. Kết quả này có nghĩa là việc tăng cường khả năng miễn dịch bẩm sinh của tôm thẻ bằng cách bổ sung kefir có thể làm tăng tỷ lệ sống sót chống lại bệnh đốm trắng. 

tỷ lệ tử vong do đốm trắng
Tỷ lệ sống của tôm thẻ chống lại sự lây nhiễm WSSV khi bổ sung kefir. NC và PC nhóm đối chứng không bị bệnh và bị bệnh. Mũi tên màu đỏ cho biết ngày mà virus bệnh đốm trắng được tiêm vào tôm trừ nhóm đối chứng NC.

3. Ảnh hưởng của nấm sữa Kefir đến năng suất của tôm thẻ chân trắng

Trong quá trình phát triển một loại phụ gia thức ăn cho nuôi tôm, việc cải thiện năng suất tôm là một khía cạnh quan trọng. Vì vậy, để kiểm tra xem liệu kefir có thể cải thiện năng suất của tôm thẻ hay không, nghiên cứu này đã bổ sung kefir đông khô tại ba trang trại ở Hàn Quốc, và theo dõi trọng lượng tôm trước khi chuyển tôm sang ao nuôi chính và sau 3 tháng cho ăn và thu hoạch tôm. 

Tôm trong nhóm được bổ sung bằng kefir đông khô dài hơn so với tôm trong nhóm đối chứng (C – D). Hơn nữa, trọng lượng trung bình của tôm trong nhóm được bổ sung kefir tăng lên đến 120% so với tôm trong nhóm đối chứng. Sự gia tăng cả chiều dài và trọng lượng của tôm ở nhóm được bổ sung kefir đã được quan sát thấy ở cả ba trang trại. Những kết quả này chỉ ra rằng việc bổ sung kefir có thể cải thiện việc sử dụng thức ăn để tăng chiều dài và trọng lượng của tôm thẻ.

tỷ lệ tăng trưởng tôm thẻ
Sự tăng trưởng của tôm thẻ sau khi bổ sung kefir. (A, B) chiều dài của tôm ở nhóm đối chứng. (C, D) chiều dài của tôm thẻ ở nhóm bổ sung kefir. (E, F, G) tương ứng là trọng lượng trung bình của tôm thẻ sau khi bổ sung kefir ở trại tôm 1, 2, 3.  

Dựa trên những kết quả này, kefir có thể là một phụ gia thức ăn đầy hứa hẹn cho cả việc tăng cường hệ thống miễn dịch và cải thiện năng suất của tôm thẻ.

References: Woosik Choi et al. (2020). Effects of Fermented Kefir as a Functional Feed Additive in Litopenaeus vannamei Farming, MDPI, viewed 18/06/2021, doi.org/10.3390/fermentation6040118 .

Đăng ngày 18/06/2021
Sương Phạm @suong-pham
Nguyên liệu

Khoáng K3 - Khoáng chất tự nhiên cho tôm nuôi

Công ty K3 là doanh nghiệp chuyên môn hóa sản xuất và cung cấp khoáng chất có nguồn tự nhiên cho nuôi tôm, với mục tiêu là đem đến cho người nuôi những sản phẩm khoáng chất lượng hàng đầu.

Khoáng trong nuôi tôm
• 10:42 08/09/2023

Giá thức ăn tôm tăng đến 44.000 đồng/kg, người nuôi điêu đứng

Nông dân các tỉnh ven biển miền Tây đang trong vụ nuôi tôm nhưng giá thức ăn cao chót vót, trong khi giá tôm giảm sâu nên bị lỗ, may ra huề vốn.

thức ăn tôm
• 10:07 06/07/2023

Ông Châu tâm huyết với nghề nuôi tôm công nghệ cao

Nhờ nắm bắt được thông tin về công nghệ mới trong nuôi tôm, ông Nguyễn Ngọc Châu (67 tuổi, xã Cát Minh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) đã nhanh chóng tiếp cận và mạnh dạn đầu tư. Đến nay, với thâm niên nghề nuôi tôm thẻ chân trắng gần 13 năm, ông đầu tư 3 ha ao nuôi áp dụng công nghệ Semi - Biofloc, gắn hệ thống đèn led trong các ao nuôi, thiết lập hệ thống máy móc hỗ trợ…

Hệ thống ao nuôi của ông Châu
• 09:49 03/07/2023

Vietshrimp 2023 đang diễn ra tại Cần Thơ

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 (VietShrimp 2023) đang diễn ra tại Cần Thơ.

vietshrimp 2023
• 18:12 12/04/2023

Đầu ra cho ốc hương thương phẩm hiện nay

Ốc hương thương phẩm là mặt hàng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng ở cả nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đầu ra của ốc hương không ổn định luôn là vấn đề khiến người nuôi lo lắng.

Thu hoạch ốc
• 11:36 15/09/2023

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù có khác nhau về quan điểm, thì đích đến của vấn đề vẫn là mục tiêu tối ưu hoá sử dụng thức ăn, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu Protein (đạm) của tôm.

Tôm thẻ
• 11:32 14/09/2023

Sử dụng hay lạm dụng kháng sinh trong thủy sản

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt tiêu chuẩn.

Kháng sinh
• 10:30 09/09/2023

Việt Nam nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thức ăn thủy sản do thiếu nguồn cung

Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực thức ăn dành cho nuôi biển nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn phục vụ nuôi biển, nên hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 180.000 - 200.000 tấn thực phẩm dành cho ngành thuỷ sản từ các thị trường như Đài Loan, Thái Lan...

Nuôi trồng thủy sản
• 12:55 08/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 19:13 25/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 19:13 25/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 19:13 25/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 19:13 25/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 19:13 25/09/2023