Nằm trong danh mục cấm, tôm hùm đất vẫn được bán tràn lan

Tôm hùm đất (crawfish, crayfish) hiện đang được rao bán dưới dạng tươi, đông lạnh, chế biến sẵn dù bị cấm nuôi, cấm kinh doanh.

Tôm hùm đất
Nhiều cửa hàng vẫn vô tư rao bán tôm hùm đất đông lạnh nhập khẩu

Cấm bán tươi nên bán đông lạnh?

Trên fanpage (trang trên Facebook) của mình, T.Y. (TPHCM) tự giới thiệu tôm được nhập về còn nhảy đành đạch, dưỡng trong hồ nuôi chứ không phải tôm đông lạnh.

Ngoài ra, T.Y. còn rao bán trong các hội, nhóm hải sản tươi trên Facebook. Khi chúng tôi liên hệ đặt mua, T.Y. báo giá 360.000 đồng/kg nhưng yêu cầu đặt tiền cọc, hai ngày sau sẽ giao hàng.

Trang web S.T.C.T. (địa chỉ tại tỉnh Khánh Hòa) cũng rao bán tôm hùm đất sống, giao hàng toàn quốc. Khi chúng tôi liên hệ, chủ hàng báo hết hàng, hẹn ba ngày sẽ có vì mỗi ngày chỉ nhập về 10 - 15kg (loại 50 con/kg). Một vựa hải sản có tên Hằng Duy tại TP.Vinh, tỉnh Nghệ An rao bán tôm hùm đất tươi, còn mời khách đến mua trực tiếp để cảm nhận được độ tươi sống.

Ngoài dạng tươi sống, tôm hùm đất dạng đông lạnh còn được rao bán nhộn nhịp hơn. Một số chủ hàng giải thích, cơ quan chức năng chỉ cấm bán tôm hùm đất tươi sống chứ không cấm bán tôm hùm đất đông lạnh.

Nhân viên cửa hàng hải sản tươi sống Hoàng Long (đường Bàu Cát, Q.Tân Bình, TPHCM) cho biết, đang bán tôm hùm đất đông lạnh và chế biến sẵn.

Tôm đông lạnh được đựng trong bao 2kg, bên ngoài chỉ có dòng chữ “Frozen Whole Crawfish” kèm theo những dòng chữ Trung Quốc, không có thông tin bằng tiếng Việt.

Nhân viên khẳng định, sản phẩm được nhập khẩu chính ngạch từ Mỹ, giá bán tùy theo trọng lượng tôm, loại từ 25-35 con/kg có giá từ 345.000 đồng/kg, loại từ 40-45 con/kg có giá 320.000 đồng/kg, tôm chế biến sẵn có giá 580.000 đồng/kg.

Tại một số quán ăn, món tôm hùm cũng xuất hiện nhiều trong thực đơn và được giới thiệu là món ăn đang được ưa chuộng. Nhiều quán còn lấy món tôm này làm tên quán, chẳng hạn Cajun Dile (đường Cách Mạng Tháng Tám, Q.1), Crawfish Cajun (đường Hoàng Hoa Thám, Q.Tân Bình), Tôm Hùm Baby và Crawfish Sốt Cajun (đường Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú).

Một số cửa hàng còn bán tôm hùm đất dạng đóng hộp, được nhập từ Trung Quốc, với giá 90.000 đồng/hộp 100g.


Tôm hùm đất đông lạnh.

Cấm nuôi, cấm kinh doanh do quá nguy hại

Trong năm 2019, tôm hùm đất được rao bán công khai, rầm rộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã gửi công văn hỏa tốc đến các địa phương, yêu cầu tăng cường kiểm soát loài tôm này do loài này không có tên trong danh mục loài thủy sinh được phép kinh doanh tại Việt Nam. Đây là loài ngoại lai nguy hại và việc kinh doanh, tiêu thụ loài này là vi phạm pháp luật.

Trao đổi với chúng tôi về thực trạng rao bán tràn lan tôm hùm đất sống, tôm hùm đất đông lạnh, ông Đinh Minh Hiệp - Giám đốc Sở NN&PTNT TP.HCM - khẳng định, tại TP.HCM, không có địa điểm nào nuôi loài tôm này; nếu nuôi, sẽ bị xử lý nghiêm. Nhưng ông cho rằng, không thể can thiệp vào việc nhập tôm này dưới dạng thực phẩm để kinh doanh.

“Tôm hùm đất bị cấm vì được xác định là sinh vật ngoại lai có thể xâm hại đến sinh vật khác, nhưng không có quy định cấm nếu mình dùng nó dưới dạng thực phẩm để ăn. Các cơ sở kinh doanh, quán ăn kinh doanh nó dưới dạng thức ăn thì được, còn nếu mang ra ngoài nuôi thì không được” - ông Đinh Minh Hiệp nói.

Tuy nhiên, luật sư Trương Hồng Điền (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết, theo khoản 7, điều 7 của Luật Đa dạng sinh học năm 2008, người kinh doanh hoặc lưu trữ, vận chuyển vật nằm trong danh mục cấm tại Việt Nam (không phân biệt sống hay chết) là vi phạm pháp luật.

Hành vi nhập khẩu tôm hùm đất trái phép - kể cả dạng đông lạnh - để buôn bán sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu tái phạm.

Theo khoản 2, điều 43 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, trường hợp lưu giữ, buôn bán loài ngoại lai xâm hại ngoài phạm vi bảo tồn nhưng chưa gây thiệt hại có thể bị xử phạt từ 5-10 triệu đồng, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy toàn bộ loài ngoại lai đã nhập trái phép.

Nếu buôn bán loài ngoại lai có giá trị từ 250 triệu đồng trở lên hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 246 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Chia sẻ lý do tôm hùm đất bị cấm tại Việt Nam, tiến sĩ Bùi Quang Tề - chuyên gia về nuôi trồng thủy sản - cho biết loài tôm hùm đất có khả năng sinh sản nhanh, phổ thức ăn rộng, phá hoại thực vật, tiêu diệt động vật nhỏ như tôm, cá.

Loài tôm này có thể gây hại cho các loài tôm bản địa xuất khẩu của Việt Nam như tôm sú, tôm càng, chúng mang theo nhiều vi-rút gây bệnh cho tôm, mang theo các loài giun ký sinh gây hại cho động vật có vú và người.

Tôm hùm đất còn nguy hiểm hơn cả ốc bươu vàng, vì sức sống của nó tốt hơn, có khả năng đào hang hốc trú ẩn, gây hại cho các công trình thủy lợi, công trình công cộng.

Theo tiến sĩ Bùi Quang Tề, trước đây, do nhu cầu thực phẩm, nhiều quốc gia cho phép nuôi tôm hùm đất nhưng hiện nay đã cấm nuôi do những mối nguy hại của chúng. Những bang miền Nam của Mỹ từng nuôi tôm hùm đất, điển hình là giống Louisiana (tôm đầm lầy đỏ) tràn lan, sau đó phải vất vả trong việc đưa ra những chính sách hiệu quả để quy hoạch, nuôi trồng tập trung và cung ứng thành thức ăn.

Trước khi làm được việc này, ruộng đồng đã bị loài giáp xác này phá hoại khiến nông dân không thể trồng trọt. Một số nước ở châu Phi cũng đang phải đối phó với mặt trái khủng khiếp mà tôm hùm này mang lại trong quá trình được nuôi làm thực phẩm.

Cũng theo tiến sĩ Tề, năm 2017, một hộ ở tỉnh Đồng Tháp nuôi 2ha tôm hùm đất, sau đó loài vật này tràn ra ngoài tàn phá, tiêu diệt cá có kích thước bằng ngón tay nên đã bị chính quyền địa phương ngăn chặn, tiêu hủy, cấm nuôi và nhập khẩu.

Gần đây, loài tôm này xuất hiện trở lại dưới dạng thương mại và được nhập ồ ạt vào Việt Nam. Cho đến nay, chỉ có Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I (Bộ NN&PTNT) được cấp phép nhập loài tôm này để nghiên cứu.

Ông Nguyễn Quang Huy - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I - cho biết viện có dự án nuôi nghiên cứu khảo nghiệm tôm hùm đất. Sau quá trình nghiên cứu từ năm 2008-2010, kết quả cho thấy, tôm hùm đất là sinh vật ngoại lai nguy hiểm, giá trị kinh tế không cao, tỷ lệ thịt so với khối lượng cơ thể thấp, cỡ thương phẩm nhỏ (30-50g).

Theo Vụ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương, tại Việt Nam trong 20 năm qua, vấn đề sinh vật ngoại lai cũng được các nhà sinh học và môi trường quan tâm, tìm hiểu. Đặc biệt từ khi bùng nổ nạn ốc bươu vàng gây hại cho nông nghiệp. Thật ra, từ khi thành lập các cơ quan kiểm dịch động, thực vật đã có danh sách những loài động, thực vật cần kiểm dịch, tức không cấp "visa" vào Việt Nam.

Bởi vì đó là những loài động, thực vật ngoại lai, nếu chúng theo hàng hóa xâm nhập vào Việt Nam sẽ phát dịch, khó ngăn chặn và gây tổn hại cho kinh tế.

Hiện nay, trên internet, nếu tra từ khóa "sinh vật ngoại lai ở Việt Nam", sẽ có rất nhiều thông tin từ danh sách những loài nguy hại chính, vùng phát triển gây hại và đề xuất các biện pháp phòng ngừa...

Ví dụ, Hiếu Công (2017) ở Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II đã cung cấp danh sách năm loài sinh vật ngoại lai nguy hại ở Sóc Trăng là cá chim trắng, cá lau kính, rô phi thường, rô phi vằn và ốc bươu vàng...

Tuy có nhiều thông tin về sinh vật ngoại lai ở Việt Nam, nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu hệ thống và thống kê đầy đủ những loài sinh vật ngoại lai gây hại và không gây hại.

Phụ Nữ Online
Đăng ngày 04/12/2020
Quốc Thái - Thanh Hoa
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 06:48 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 06:48 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 06:48 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 06:48 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 06:48 26/12/2024
Some text some message..