Nắng nóng năm nay sớm bất thường

Tuy chưa đạt mức nhiệt độ cao kỷ lục, song đợt nắng nóng kéo dài suốt một tuần qua được ghi nhận sớm hơn so với trung bình nhiều năm. Diện ảnh hưởng cũng rộng hơn.

tron nang

Bắt đầu từ ngày 29/4, đến nay nắng nóng đã kéo dài một tuần và chỉ dịu đi trong khoảng 2 ngày tới. Theo cơ quan khí tượng, đỉnh điểm của đợt nắng nóng rơi vào hai ngày 1-2/5 với nhiệt độ cao nhất có nơi xấp xỉ 42 độ C như ở miền núi phía tây Nghệ An, một số tỉnh Tây Bắc. Đặc biệt, một số nơi ở đồng bằng Bắc Bộ nóng trên 40 độ C.

Theo số liệu của cơ quan khí tượng, so sánh nhiệt độ tối cao trong 30 năm qua, nhiệt độ lúc đỉnh điểm của đợt nóng chưa vượt qua các giá trị của năm 1986 hay gần đây nhất là 2010. So với các năm này, nhiệt độ cao nhất của đợt nóng hiện tại còn thấp hơn 0,5-1 độ C.

Tuy nhiên, nếu so sánh cùng thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5 qua các năm thì đợt nắng nóng đang xác lập kỷ lục ở nhiều nơi. "Thường nóng đỉnh điểm rơi vào giữa tháng 5 đến giữa tháng 6 nhưng năm nay, nắng nóng với cường độ mạnh đến rất sớm. Đây là điều hiếm khi xảy ra", một cán bộ Đài khí tượng Bắc Bộ cho biết.

Cũng theo cơ quan khí tượng, đợt nắng nóng hiện tại có diện phủ rất rộng, bao trùm toàn bộ miền Bắc, lan vào tận Phú Yên. Nguyên nhân trực tiếp là chịu ảnh hưởng của áp thấp nóng phía tây kết hợp với hiệu ứng phơn mạnh (gió Lào). Cơ quan khí tượng nhận định, đây là hệ quả của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu cộng thêm việc 2012 là năm có sự chuyển đổi giữa pha lạnh (La Nina) sang pha nóng (El Nino).

Đợt nóng gay gắt những ngày qua đã khiến sinh hoạt người dân đảo lộn. Trẻ em và người già là nhóm người chịu ảnh hưởng mạnh, nhiều người phải nhập viện do các bệnh liên quan tới thời tiết như sốt virus, bệnh đường hô hấp, tim mạch, khớp, thần kinh.

Các bác sĩ khuyến cáo, với thời tiết hiện tại, nhà có điều kiện thì người dân nên ngồi trong điều hòa, ở nhiệt độ 27-28 độ C, hạn chế đi ra ngoài trời vào lúc nắng đỉnh điểm trong ngày; uống đủ nước và không nên tập trung nhiều ở chỗ đông người.

VNEX
Đăng ngày 04/05/2012
Nguyễn Hưng
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 07:25 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 07:25 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 07:25 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 07:25 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 07:25 29/12/2024
Some text some message..