Nên chọn công nghệ mới xử lý nước ô nhiễm vùng lũ

Để có nước sạch phục vụ sinh hoạt mỗi khi bị lũ lụt, người dân thường lọc nước theo cách truyền thống là dùng chloramine B để khử trùng.

giếng nước
Khi nguồn nước bị ô nhiễm, chúng ta thường lọc nước theo cách truyền thống là phèn và chloramine B.

Chloramine B chỉ khử trùng

PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, khi bão lụt, các công trình vệ sinh, cống rãnh, nước ngoài đồng ruộng... bị ngập trong nước nên các chất thải của người và gia súc, xác động thực vật cùng hòa vào khiến cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vì thế, xử lý nước phục vụ ăn uống và sinh hoạt là việc làm cấp bách sau mỗi đợt lũ lụt xảy ra.

Từ nhiều năm nay, khi bão lũ, nguồn nước bị ô nhiễm, chúng ta thường lọc nước theo cách truyền thống là dùng phèn và chloramine B. Trước tiên cho phèn vào nước để làm sạch nước (các chất cặn sẽ lắng xuống) sau đó lọc qua vải rồi mới cho chloramine B để khử trùng. Cách này rẻ, xử lý nhanh và dễ sử dụng. Tuy nhiên, sử dụng chloramine B có nhược điểm gây mùi khó chịu và tạo ra các hợp chất cơ clo.

PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, Viện Công nghệ Môi trường, Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam cũng cho hay, chloramine B đã có từ hơn 50 năm trước và hiện nhiều nước trên thế giới đã không còn sử dụng chloramine B để xử lý nước vì có mùi khó chịu và tạo ra các hợp chất cơ clo, vốn là những hợp chất không tốt cho sức khoẻ. Hơn thế, thực tế, chloramine B chỉ làm được mỗi nhiệm vụ là khử trùng, trong khi nước bị ô nhiễm còn có nhiều chất khác như kim loại nặng (sắt, mangan, magie)...

Nên chọn công nghệ mới

Theo PGS.TS Trần Hồng Côn, nếu dùng chloramine B với thời gian dài và liều lượng lớn thì có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sức khoẻ. Thế nhưng, nếu sử dụng trong khoảng thời gian ngắn (những ngày bão lũ thường diễn ra ngắn) và liều lượng phù hợp thì vẫn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, nên tính đến những công nghệ an toàn hơn, ví dụ như sử dụng các máy lọc nước.

Trong thời điểm hiện tại, khi chloramine B vẫn là biện pháp được lựa chọn thì trong sử dụng người dân cần phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn kỹ thuật, không lạm dụng và chỉ nên dùng trong thời gian có mưa lũ. Khi mưa lũ rút, cần nhanh chóng thau rửa giếng để đảm bảo có nguồn nước sạch sử dụng.

Đồng quan điểm, PGS.TS Nguyễn Hoài Châu cũng cho rằng, trong khi chưa có phương án thay thế cho chloramine B thì người dân trong quá trình sử dụng phải tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng. Ví dụ, trước khi dùng chloramine B thì phải dùng phèn để làm sạch nước trước, nếu dùng chloramine B mà không dùng phèn cũng không hiệu quả. Cũng không sử dụng đồng thời cả phèn và chloramine B mà phải dùng phèn trước sau đó mới đến chloramine B.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, việc sử dụng chloramine B để khử trùng nước thực chất là lấy ra khỏi nước một số chất bẩn, nhưng cũng đồng thời lại đưa vào nước thành phần hóa chất không có lợi cho cơ thể. Xử lý nước sạch theo khoa học hiện đại là phải lấy ra khỏi nước chất bẩn mà không đưa vào nước hóa chất.

Theo vị chuyên gia này, hiện nay các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra một số công nghệ và giải pháp xử lý nước hiệu quả cho người dân vùng lũ. Ví dụ, chính các nhà khoa học của Viện Công nghệ Môi trường mới đây đã đưa ra công nghệ xử lý nước cho người dân vùng lũ bằng công nghệ nano bạc gắn trên vật liệu silica (composite Ag - Silica). Máy lọc nước này có giá thành thấp, không cần điện, chỉ cần có áp lực tự nhiên của nước là máy có thể làm việc bình thường. Máy lọc được các hạt bẩn rất nhỏ kích cỡ vài nano, khử mùi, lọc kim loại nặng như sắt, mangan, magie, tàn dư thuốc trừ sâu, các chất bẩn hữu cơ...

Theo PGS.TS Nguyễn Hoài Châu, các biện pháp xử lý nước hiệu quả cho người dân vùng lũ mà các nhà khoa học Việt Nam đã đưa ra đều không khó thực hiện và an toàn hơn. Vì thế, tại sao không thực hiện những đánh giá, tìm hiểu thực tế để lựa chọn một công nghệ phù hợp và an toàn hơn. 

Báo Kiến thức, 04/11/2013
Đăng ngày 05/11/2013
Đức Anh
Khoa học
Bình luận
avatar

ShrimpID: Công cụ mới dành cho người nuôi tôm giống

Genics và Weatherbys Scientific đã ra mắt bộ phân tích di truyền theo yêu cầu cho các chương trình nuôi tôm giống, có tên là ShrimpID. Nông dân cần các chương trình nhân giống chọn lọc sử dụng thông tin liên quan chi tiết để cung cấp các quần thể sản xuất đa dạng về mặt di truyền và mạnh mẽ. Kịch bản lý tưởng là bộ đánh dấu lớn nhất có thể với dữ liệu kiểu hình từ toàn bộ quần thể, cho phép các chương trình nhân giống cung cấp đàn vật nuôi khỏe mạnh và phát triển nhanh.

Tôm giống
• 09:00 11/09/2024

Công nghệ nano giúp và những tiện ích cho ngành NTTS

Ngành công nghiệp thủy sản toàn cầu đang trải qua sự tăng trưởng chưa từng có, do dân số tăng và sở thích về thực phẩm thay đổi. NTTS, là nguồn cung cấp hải sản chính, đóng vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu này.

Nano bạc
• 10:11 04/09/2024

Thiết lập hệ thống thông tin mới về bệnh tôm

Một phần của chương trình Nền tảng hợp tác tri thức Úc-Indonesia (KONEKSI) 2024, công ty công nghệ nuôi trồng thủy sản Indonesia eFishery đã thiết lập quan hệ hợp tác nghiên cứu với Đại học Padjadjaran (Unpad) nhằm triển khai phát triển một hệ thống thông tin mới về bệnh tôm.

Tôm bệnh
• 10:30 29/08/2024

Astaxanthin được tạo ra bởi vi khuẩn quang hợp

Vi khuẩn quang hợp có khả năng tổng hợp và tích lũy các sắc tố carotenoid, đặc biệt là astaxanthin. Astaxanthin được ngành nuôi trồng thủy sản quan tâm vì chúng tạo nên màu sắc cho một số loài, bao gồm cá tráp biển đỏ, tôm và cua.

Nuôi trồng thủy sản
• 15:51 19/08/2024

Giảm lượng khí độc khi mưa kéo dài

Mưa lớn và liên tục không chỉ làm giảm độ mặn của nước mà còn có thể dẫn đến tích tụ khí độc trong ao nuôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của tôm. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp kiểm soát hiệu quả là cần thiết để giảm thiểu rủi ro này.

Ao nuôi
• 10:15 12/09/2024

Người dân thiệt hại nặng nề khi bão đi qua

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào đất liền, gây nhiều thiệt hại đến nuôi thủy sản cho nhiều tỉnh, thành phố vùng Đông Bắc. Các cơn gió mạnh, sóng lớn và mưa lớn kéo dài đã tàn phá nặng nề các cơ sở nuôi trồng thủy sản, gây ra những hậu quả khôn lường.

Tàu thuyền
• 10:15 12/09/2024

Sự bùng phát của bệnh Herpesvirus Koi năm 2024

Bệnh herpesvirus Koi (KHV) là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu. Năm 2024, bệnh này đã bùng phát mạnh mẽ tại nhiều khu vực, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi cá koi và cá chép.

Cá Koi
• 10:15 12/09/2024

Hiện tượng tôm bị đóng rong trong ao nuôi

Tình trạng tôm đóng rong khi các loại tảo và rong rêu phát triển mạnh mẽ trong ao nuôi, bám chặt vào cơ thể tôm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và giá trị thương phẩm của chúng.

Tôm bị đóng rong
• 10:15 12/09/2024

Tìm hiểu về nguyên nhân tôm bị đường ruột đỏ

Một trong những dấu hiệu bất thường mà người nuôi thường gặp phải là hiện tượng đường ruột tôm chuyển sang màu đỏ. Đây không chỉ là một biểu hiện bề mặt mà còn có thể phản ánh những vấn đề nghiêm trọng bên trong cơ thể tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển và năng suất nuôi.

Tôm thẻ
• 10:15 12/09/2024
Some text some message..