Neo đậu tàu thuyền an toàn trong mùa mưa bão

Ngoài kinh nghiệm, kỹ năng của ngư dân thì việc được hướng dẫn neo đậu tàu thuyền đúng quy chuẩn kỹ thuật của cơ quan chức năng góp phần quan trọng đảm bảo an toàn, giảm thiệt hại tài sản cho ngư dân trong mùa mưa bão.

Tàu thuyền
Tàu thuyền của ngư dân neo đậu tại âu thuyền Phú Hải (Phú Vang)

Kinh nghiệm ngư dân

Hiện huyện Phú Vang có tổng tàu thuyền đánh bắt có máy gồm 1.156 chiếc, trong đó tàu đánh bắt xa bờ công suất từ 90CV trở lên gần 300 chiếc. Mỗi mùa mưa bão, nhu cầu tàu thuyền neo đậu, tránh trú bão rất lớn.

Ông Nguyễn Trung (xã Phú Hải, huyện Phú Vang) cho biết, khi đưa thuyền đi tránh, trú bão, việc đầu tiên là tìm nơi neo đậu an toàn, thuận tiện đi lại để kiểm tra tài sản sau khi bão qua. Tùy điều kiện khu neo đậu mà ngư dân chọn các phương án khác nhau. Đối với ngư dân trên địa bàn tỉnh, các khu neo đậu được đầu tư thường dành cho các tàu công suất lớn, neo đậu tập trung; đối với các khu neo đậu tự nhiên, eo vịnh thường neo đậu các ghe ghọ ven vùng đầm phá.

Trong điều kiện vùng neo đậu diện tích rộng lớn, còn nhiều chỗ cho ngư dân xoay xở tàu thì nên neo đậu một mình để tránh va đập và mặt thuyền phải bám đáy nhưng không mắc cạn. Trong điều kiện vào khu neo đậu tập trung có nhiều tàu, không có đủ các cọc neo cố định trên bờ thì cần neo tàu theo hướng phía lái vào bờ, thả thêm neo phía mũi tàu, dùng các lốp cao su chêm thêm ở mạn tàu hai bên để giảm va đập khi có sóng lớn.

Ông Đặng Tiến Tùy, Chủ tịch UBND xã Phú Thuận (Phú Vang) thông tin, là địa phương có sản xuất ngư nghiệp và khâu hậu cần nghề cá là nền kinh tế mũi nhọn nên hàng năm, công tác neo đậu tàu thuyền tránh trú bão đối với ngư dân rất quan trọng. Các vùng cửa biển, luồng lạch vào âu thuyền nơi tránh trú ngư dân đều “nằm lòng”. Ngoài kinh nghiệm, địa phương có những hướng dẫn để ngư dân thuận lợi neo đậu và giảm thiệt hại trong mùa bão.

Cụ thể, đối với khu neo đậu tập trung như âu thuyền Phú Hải, Phú Thuận tối đa chỉ được neo đậu 3 tàu liền nhau, giữa các tàu phải có đệm chống va đập và dây liên kết; khoảng cách giữa các nhóm 3 tàu với nhau ít nhất từ 15m trở lên (tương đương chiều rộng của 2 thân tàu).

Có thể liên kết mỗi nhóm tàu thành khối  bằng cách sử dụng các thân cây gỗ dài hoặc dây chằng buộc cố định phía mũi và lái tàu. Trong điều kiện các khu neo đậu đã được thiết kế vị trí các phao bù, điểm cột neo cố định thì buộc dây neo mũi, dây neo lái vào các phao bù đảm bảo tàu neo đậu an toàn.

Tại Phú Thuận có 2 điểm neo đậu ghe ghọ ở các vùng vịnh đầm phá tự nhiên, tránh trú bão khá tốt. Xã Phú Thuận hướng dẫn ngư dân chọn những nơi khuất gió, đáy biển là cát, cát pha sét, cách xa các vách đá và chướng ngại vật. Khi neo đậu, ngư dân thả 1-2 neo mũi, chiều dài dây neo bằng 5-7 lần độ sâu nơi thả neo, sau khi neo đã bám đáy, ghe ghọ có thể xoay trở các hướng mà không bị va đập hoặc mắc cạn. Đặc biệt, chọn những điểm eo vịnh khi tàu thuyền ngư dân ra vào không ảnh hưởng đến phao tiêu luồng lạch và đường phân chia giao thông.

Ngư dân Phú Vang neo đậu tàu thuyền tránh, trú bão.

Đảm bảo neo đậu an toàn

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản tỉnh, toàn tỉnh hiện có các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, khu neo đậu kết hợp cảng cá như Thuận An, Tư Hiền, Phú Thuận, Phú Hải, Vinh Hiền, Hải Dương, Lộc Trì và 55 âu thuyền nhỏ và vũng neo đậu tự nhiên phục vụ neo đậu các phương tiện tàu thuyền. Các điểm neo đậu phục vụ tránh trú bão hiện nay cơ bản đáp ứng đủ cho gần 3.000 phương tiện tàu thuyền, ghe ghọ khai thác trên biển và đầm phá.

Trong đó, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá Phú Hải do Sở NN&PTNT làm chủ đầu tư, dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 12/2010, có nhiệm vụ đảm bảo tránh trú, neo đậu an toàn cho hơn 500 tàu thuyền loại từ 20CV trở lên do Cảng cá Thừa Thiên Huế quản lý. Sở NN&PTNT đã chỉ đạo Cảng cá Thừa Thiên Huế xây dựng phương án đảm bảo an toàn cho người và tàu cá. Đơn vị này cũng đã ban hành nội quy, phương án bố trí tàu thuyền vào neo đậu tránh trú bão.

Ông Võ Giang, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh khẳng định, trong mùa mưa bão, đơn vị thường xuyên phối hợp BĐBP tỉnh, UBND các huyện, xã vùng đầm phá ven biển kiểm tra tàu thuyền, quy định về trang thiết bị đảm bảo an toàn khi ra khơi, số lượng thuyền viên đi biển, ngư trường hoạt động, phối hợp khai thác hệ thống thông tin Duyên hải Huế đảm thông tin liên lạc giữa đất liền- ngoài khơi và hướng dẫn công tác neo đậu, tránh trú bão an toàn.

Năm 2016, Tổng cục Thủy sản ban hành hướng dẫn tàu thuyền tránh, trú, neo đậu an toàn. Theo đó, quyết định đã có hướng dẫn cụ thể từ cách điều khiển tàu thuyền tránh bão, cách ứng phó khi tàu thuyền gặp bão đến cách neo đậu tàu thuyền tránh trú đối với các âu thuyền, điểm neo đậu tập trung đến các eo vịnh tự nhiên. Cơ quan chức năng còn hướng dẫn yêu cầu kỹ thuật về neo và dây neo đối với tàu thuyền.

“Đối với ngư dân, tàu là nhà, là cả một gia sản lớn. Tuân thủ những hướng dẫn kỹ thuật của cơ quan chức năng về neo đậu không chỉ đảm bảo an toàn mà còn giảm thiệt hại tối đa cho tài sản ngư dân trong mùa mưa bão”,  ông Giang khuyến cáo.

Báo Thừa Thiên - Huế
Đăng ngày 13/11/2020
Hà Nguyên
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tép hòa vị Tết 2025: Làng Vũ Đại đỏ lửa kho cá tiền triệu ngày giáp tết

Mỗi khi xuân về, khi các làng quê khác tấp nập chuẩn bị gói bánh chưng, bánh tát, làng Vũ Đại (Hà Nam) lại bận rộn với các niêu cá kho nghi ngút khói. Những ngày cuối năm, cả làng như đạp nhịịt, đỏ lửa cả ngày lẫn đêm để kịp giao những niêu cá trọn vẹn cho khách hàng trên khắp mọi miền Tổ quốc.

Cá kho làng Vũ Đại
• 06:48 13/01/2025

Xuất khẩu tôm Ecuador gặp khó khăn: Dự báo đầy thách thức cho năm 2025

Ngành xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Ecuador, không chỉ cung cấp nguồn thu ngoại tệ lớn mà còn tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động.

Tôm
• 06:48 13/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 06:48 13/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 06:48 13/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 06:48 13/01/2025
Some text some message..