Nếu một ngày biển không còn cá tôm

Ngư trường ngày càng cạn kiệt. Nhiều tàu cá ra khơi rồi trở về bờ trong tình trạng thua lỗ. Tại các cảng cá trên địa bàn tỉnh nói riêng và nhiều địa phương khác nói chung, số lượng tàu cá phải nằm bờ ngày một nhiều.

Nếu một ngày biển không còn cá, tôm
Ngư dân vệ sinh lưới đánh cá. Ảnh minh họa: Du lịch Nghệ An

Hệ lụy kéo theo là đời sống ngư dân gặp khó khăn. Nhiều chủ tàu cá không thể tìm đủ bạn ghe cho chuyến biển vì thu nhập bấp bênh, trong khi công việc nặng nhọc, đối diện nhiều hiểm nguy về tai nạn nghề nghiệp. Ngư dân muốn bán tàu, chuyển đổi nghề cũng không có người mua.

Nguyên nhân khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt là do đội tàu phát triển quá nhanh trong thời gian dài. Trong khi đó, tình trạng đánh bắt hủy diệt gần bờ (đánh bắt bằng hình thức giã cào, kích điện, thuốc nổ, rập bát quái) còn phổ biến, khiến các loài thủy sản không kịp phục hồi, sinh trưởng. Và như một cái vòng luẩn quẩn, biển càng ít cá thì ngư dân càng cố gắng tận thu, tận diệt nên đánh bắt cả những con còn non, con mang trứng… Hình thức đánh bắt tận diệt đã bị cấm. Tuy nhiên, lực lượng chức năng các địa phương gặp nhiều khó khăn trong việc tuần tra, xử lý các trường hợp vi phạm. Bên cạnh nhân sự mỏng, thiếu phương tiện và kinh phí tuần tra, truy bắt, lực lượng chấp pháp còn bị người vi phạm bất hợp tác, thậm chí sẵn sàng chống đối. 

Thời gian qua, Chính phủ và nhiều địa phương đã có những giải pháp nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản như: khuyến khích ngư dân đóng tàu công suất lớn để đánh bắt xa bờ; chuyển đổi phương tiện hành nghề, giải bản với những phương tiện có công suất nhỏ, đánh bắt gần bờ, đánh bắt bằng hình thức tận diệt. Ngày 17/8/2018, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Phát triển nghề khai thác viễn dương và tổ chức đưa ngư dân khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài. Theo đó, những ngư dân đủ điều kiện tham gia đề án này sẽ được nhận một số chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Chính sách này nhằm hướng tới phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân; giảm thiểu và chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; thực hiện đầy đủ cam kết chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Bà Rịa - Vũng Tàu cùng Quảng Ngãi và Tiền Giang là 3 địa phương được chọn thí điểm thực hiện đề án. Ngoài ra, một vài DN có tiềm lực cũng đã được cấp giấy phép ra nước ngoài khai thác hải sản theo thỏa thuận với các quốc gia sở tại nhưng không thuộc đề án này. 

Tuy nhiên, việc thực hiện đề án còn khó khăn về thủ tục, quy mô đội tàu, nguồn vốn và chi phí hoạt động do ngư trường ở xa Việt Nam hàng ngàn cây số nên số ngư dân đủ khả năng tham gia đề án còn hạn chế. Vì vậy, một trong những giải pháp hữu hiệu, lâu dài cần tính đến là “dưỡng biển”. Hàng năm, Bộ NN-PTNT và các địa phương có biển thường phát động và tổ chức các đợt thả giống thủy, hải sản ra biển. Hoạt động này ngoài việc tái tạo nguồn lợi thủy sản còn mang ý nghĩa tuyên truyền, vận động người dân nâng cao ý thức giữ gìn, bảo vệ nguồn lợi. 

Bên cạnh đó, thời gian gần đây, một số ý kiến đã đề xuất ngành thủy sản ban hành lệnh cấm biển có thời hạn, nhất là trong mùa sinh sản của các loài hải sản. Việc áp dụng lệnh cấm biển có thể gây ảnh hưởng nhất định đến thu nhập và đời sống của một bộ phận người dân, nhưng về lâu dài, đây là giải pháp hiệu quả để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khi áp dụng lệnh cấm, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ ngư dân về: chuyển đổi nghề, chuyển đổi phương tiện, đào tạo nghề... Bên cạnh đó, các lực lượng chức năng (kiểm ngư, bộ đội biên phòng, thanh tra thủy sản…) cần tiếp tục xử lý nghiêm các hành vi đánh bắt kiểu hủy diệt. Ngoài ra, giải pháp không thể bỏ qua là tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm làm cho ngư dân nhận thức rõ ràng, đầy đủ hơn về những nguy cơ của tình trạng cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Chỉ khi nhận thức đầy đủ, ngư dân mới thay đổi bằng hành động.

Nếu ngư dân cứ tiếp tục đánh bắt tận diệt, đến một ngày biển sẽ không còn tôm cá. Các thế hệ con cháu ngư dân sẽ sống bằng nghề gì? Lời giải cho câu hỏi này phụ thuộc rất lớn vào nhận thức và hành động của mỗi ngư dân ngay từ bây giờ.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 17/09/2019
Nguyễn Đức
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Các mục tiêu kháng vi-rút tiềm năng trong quá trình nhiễm vi-rút hoại tử cơ ở tôm thẻ chân trắng

Trong những năm gần đây, giải trình tự phiên mã đã được áp dụng rộng rãi để nghiên cứu tương tác giữa virus và vật chủ. Bằng cách so sánh các hồ sơ biểu hiện gen vật chủ ở các giai đoạn nhiễm khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể xác định các yếu tố chính và những thay đổi trong đường dẫn truyền tín hiệu do nhiễm virus gây ra, giúp nhận định được các chiến lược xâm nhập của virus và cơ chế kháng vi-rút của vật chủ.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:34 19/12/2024

Ứng dụng các loại vi sinh trong nuôi tôm

Việc sử dụng hóa chất và kháng sinh có thể mang lại hiệu quả tức thời nhưng tiềm ẩn nhiều tác hại như tích tụ dư lượng, ô nhiễm môi trường và nguy cơ kháng kháng sinh.

Tạt vi sinh
• 03:34 19/12/2024

Một số loài cá có tiếng kêu "lạ" có thể bạn chưa biết

Trong thế giới tự nhiên phong phú và huyền bí, động vật biết phát ra tiếng kêu thường gây bất ngờ cho con người. Tuy nhiên, điều ít ai biết là ngay cả những loài cá – vốn bị coi là "lặng thinh" dưới nước – cũng có khả năng phát ra tiếng kêu đồng thanh điệu rất độc đáo.

Cá
• 03:34 19/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt tôm

Chất lượng thịt tôm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo giá trị kinh tế và uy tín của ngành nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, ngành nuôi tôm đang đối diện với nhiều thách thức trong việc đảm bảo thịt tôm đạt chuẩn cao, từ môi trường nuôi đến công nghệ nuôi trồng và chế độ dinh dưỡng. Hãy cùng tìm hiểu các giải pháp hiệu quả nhất để nâng cao chất lượng thịt tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 03:34 19/12/2024

Thị trường tiêu thụ tôm trước những ngày cận kề tết dương lịch

Cứ mỗi dịp cuối năm, nhu cầu tiêu thụ tôm trên thị trường nội địa và quốc tế đều tăng đột biến. Trong đó, nổi bật nhất là sản phẩm tôm - một nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, thường được lựa chọn cho các bữa tiệc gia đình và những sự kiện quan trọng. Theo thông lệ, trong những ngày cận Tết Dương Lịch, tỷ lệ người dùng tôm gia tăng đến 25 - 30% so với các tháng bình thường.

Tôm thẻ
• 03:34 19/12/2024
Some text some message..