Ngăn chặn tích luỹ hữu cơ trong ao nuôi thủy sản

Tích lũy chất hữu cơ trong ao nuôi do các chất rắn lơ lửng, xác tôm cá, thức ăn thừa, phân, tảo tàn... gây ảnh hưởng xấu đến tôm cá, cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa và khắc phục.

tảo trong ao cá tra
Tích lũy vật chất hữu cơ dẫn đến ngộ độc cho tôm cá. Ảnh: Tepbac

Nguyên nhân tích lũy hữu cơ trong ao nuôi thủy sản

Quá trình tích luỹ trong ao nuôi thuỷ sản, hình thành một hỗn hợp, được gọi chung là chất hữu cơ. Nguồn gốc chất hữu cơ trong ao nuôi tôm, cá, thuỷ đặc sản, được tích luỹ từ những chất như phù sa, chất rắn lơ lửng có trong nguồn nước, các hạt sét…khi vào thẳng ao nuôi, không qua hệ thống lắng lọc. Những chất trên sẽ lắng tụ theo thời gian, tích luỹ từ từ dưới đáy ao nuôi, hình thành nên chất hữu cơ.

Mặt khác, trong quá trình nuôi cá, tôm, các loại rong, tảo trong ao nuôi vì nhiều lý do bị tàn lụi, chết sẽ tích luỹ dần dưới đáy ao. Thức ăn dư thừa do quản lý việc cho cá, cho tôm ăn, chưa chặt chẽ. Phân cá, phân tôm, vỏ tôm, xác cá, tôm, chết…không có hệ thống hố gas, hố si phon hoặc có nhưng hố hoạt động hiệu quả chưa cao, việc thay nước đáy gặp nhiều khó khăn…Lớp bùn nơi đáy ao sau mỗi vụ nuôi, khi sên, vét, không loại trừ triệt để. Quá trình rửa trôi do mưa, sạt lở ao do thiên nhiên, mang những vật chất trên bờ ao, xuống ao nuôi tôm, cá. Người nuôi sử dụng vôi, thuốc, hoá chất, có nhiều tạp chất… dùng thường xuyên trong quá trình nuôi, cũng gây nên quá trình tích luỹ chất hữu cơ.

người nuôi tôm
Sử dụng thuốc hóa chất có nhiều tạp chất cũng gây tích lũy hữu cơ. Ảnh: Tepbac

Tích luỹ hữu cơ trong ao nuôi thuỷ sản diễn ra nhanh hay chậm lệ thuộc vào bản chất nguồn nước, nước nhiều phù sa, nhiều chất lơ lửng, quá trình tích luỹ diễn ra nhanh, mạnh. Tích luỹ hữu cơ phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, mùa vụ.

Mùa mưa, tích luỹ nhiều, do quá trình rửa trôi vật chất từ trên bờ xuống ao diễn ra nhanh, nhiều. Tích luỹ hữu cơ diễn ra nhanh do thiết kế hệ thống ao nuôi chưa hợp lý, trang trại nuôi không thiết kế ao lắng lọc, quá trình tích luỹ trong ao nuôi tôm, cá, diễn ra nhanh hơn. Tích luỹ hữu cơ diễn ra nhanh, do hệ thống hố gas trong ao nuôi chưa hoạt động tốt, do trình độ nắm bắt kỹ thuật của người nuôi hạn chế, quản lý thức ăn, cho tôm, cá ăn …chưa chặt chẽ, gây dư thừa thức ăn, khó loại thải triệt để chất hữu cơ ra ngoài ao.

 nuôi tôm mùa mưa
Vào mùa mưa quá trình tích lũy vật chất hữu cơ diễn ra nhanh hơn. Ảnh: Tepbac

Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, nuôi cá thâm canh, gắn liền năng suất cao, lượng chất hữu cơ tích luỹ càng nhiều. Thường tháng nuôi đầu, quá trình tích luỹ hữu cơ chưa nhiều. Từ tháng nuôi thứ hai trở đi quá trình trên diễn ra mạnh mẽ. Những tháng cuối vụ nuôi, đối với nuôi tôm tháng thứ ba, thứ tư, đối với nuôi cá tháng thứ năm, thứ sáu, một số loài cá tháng thứ bảy, thứ tám, quá trình tích luỹ hữu cơ diễn ra rất nhanh, nhiều. Nếu quản lý môi trường ao nuôi không tốt, nhất là giai đoạn cuối vụ nuôi, môi trường dễ biến động, tích luỹ nhiều hữu cơ, vượt tầm kiểm soát, sinh nhiều khí độc ao nuôi, gây nguy hiểm cho cá, tôm.

Dấu hiệu tích lũy hữu cơ trong ao nuôi thủy sản

Dấu hiệu nhận biết tích luỹ hữu cơ trong ao nuôi tôm cá được biết đến như:

- Ao nuôi cá thường xuất hiện tảo lam (Anabaena sp) trên mặt nước, tảo lam phát triển thành dề trong ao nuôi nhanh hay chậm do quá trình tích luỹ hữu cơ nhiều hay ít.

- Ao nuôi tôm thường xuất hiện tảo giáp (Dinoflagellates)…tảo mắt (Euglena sp), làm nước ao nuôi có màu nâu, nâu đỏ, đỏ, xanh rau má... Tích luỹ hữu cơ nhiều, màu nước ao nuôi sẽ chuyển nâu đỏ hoặc nâu đen. Đôi khi ao nuôi tôm xuất hiện tảo lục (Chlorella sp) màu xanh lá chuối non, sau đó màu nước chuyển nhanh sang màu xanh rau má, chỉ thị tảo mắt hiện diện, quá trình tích luỹ và phân huỷ hữu cơ diễn ra nơi đáy ao rất mạnh.

- Tích luỹ hữu cơ nhiều, nước nuôi tôm, cá, keo sệt, đặc quánh, có mùi hôi, tanh. Ao nuôi có nhiều bọt khí nổi trên mặt nước, bọt khí lâu tan.

- Tôm, cá, kéo đàn bơi dọc bờ ao, hoặc xuất hiện trên mặt nước. Tôm nuôi có dấu hiệu sưng mang, đen mang, cụt râu, hoại tử phụ bộ, tổn thương vỏ…Cá nuôi có biểu hiện tưa rách tấm mang, xuất hiện vết thương trên cơ thể, vây, vảy, tưa rách, nổi đầu sáng sớm, chiều mát…

 ao nuôi cá trê
Tích luỹ hữu cơ nhiều, nước nuôi keo sệt, đặc quánh, có mùi hôi tanh. Ảnh: Tepbac

Tác hại của tích lũy hữu cơ trong ao nuôi thủy sản

Qua quá trình phân huỷ hữu cơ, thức ăn thừa, phân tôm, phân cá, xác cá, tôm, xác các vi sinh vật…, lắng xuống đáy ao, nơi đó, quá trình phân hủy chất hữu cơ có thể làm giảm oxy hòa tan. Dòng chảy của nước yếu nhất ở mặt phân giới giữa đất và nước, nơi vi sinh vật nhanh chóng phân hủy chất hữu cơ, và lượng oxy hòa tan bị tiêu hao nhanh hơn do hoạt động của dòng chảy tạo ra. Điều này dẫn đến trạng thái yếm khí ở đáy ao, ngay cả khi nước ở bên trên có thể đã đủ oxy hòa tan. 

 nuôi cá mương vườn
Ngay cả khi nước ở bên trên đủ oxy hòa tan, đáy ao vẫn có thể yếm khí. Ảnh: Tepbac.

Phân huỷ hữu cơ sinh ra các loại khí độc, gây ảnh hưởng xấu đến tôm, cá. Khí độc ao nuôi nguy hiểm nhất sinh ra khi phân huỷ hữu cơ bao gồm:

- Khí H2S sinh ra từ chất hữu cơ lắng tụ, khi phân hủy trong điều kiện yếm khí. Những lớp đất đáy ao nuôi yếm khí, có chất hữu cơ thường có màu đen, do sự hiện diện của hợp chất sắt khử. Nếu H2S hiện diện trong ao nuôi ở nồng độ cao, nhận biết bằng mùi trứng thối đặc trưng. Hydro sulfide (H2S) làm giảm khả năng liên kết oxy của máu (hypoxia), làm cá chết ngạt.

- NH3 sinh ra từ phân tôm, phân cá, xác cá, tôm chết, sự phân hủy chất đạm có trong thức ăn, ở điều kiện hiếu khí (có oxy) và yếm khí (không có oxy)... Đối với những ao có hàm lượng NH3 cao, tôm dễ trúng độc, đôi khi xuất hiện hiện tượng chết chìm dưới đáy ao. NH3 cao trong nước, làm gia tăng tiêu hao oxygen, gây tổn thương mang và giảm khả năng vận chuyển oxy của máu.

- NO2 là sản phẩm của NH3 trong chu trình nitrat hóa, hai khí độc nguy hiểm này ảnh hưởng lớn đến các loài tôm biển như tôm thẻ, tôm sú; NH3 và NO2 cản trở kết hợp giữa máu và oxy, giảm khả năng vận chuyển oxy của máu, gây trở ngại cho hô hấp của tôm, làm tôm phát triển chậm. Đối với những ao có hàm lượng NO2 quá cao, gây bệnh đốm đen, tôm sinh trưởng chậm, thể chất kém, sức sống giảm.

Hàm lượng NH3 và NO2 quá cao trong thời gian dài, gây ra tôm, cá, trúng độc mãn tính, dẫn đến dịch bệnh phát sinh. Trong môi trường nuôi cá nước ngọt, NO2 đi vào máu cá nước ngọt qua mang, thông qua sự trao đổi ion Cl-/HCO3; NO2 khi vào máu, gây ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của cá. Khi đó, NO2 kết hợp với hemoglobin oxy, chuyển Fe2+ của Hb thành Fe3+. Hemoglobin dạng này được gọi là methehemoglobin (MetHb); hay Hb kết hợp với nitrite cũng tạo ra MetHb và NO. Hai dạng của Hb khi bị oxy hóa tạo thành methemoglobin hay Hb(Fe2+)NO làm giảm khả năng vận chuyển oxy của máu. Đây là nguyên nhân làm giảm lượng oxy trong máu, gây thiếu oxy trong quá trình hô hấp, gây ra bệnh máu nâu của những loài cá khi sống trong môi trường có nồng độ nitrite cao.

 tôm bị đen mang
Chất thải là nơi phát sinh các dòng vi khuẩn gây bệnh, trong đó có đen mang. Ảnh: Tepbac

Ngoài việc sinh ra chất độc, chất thải là nơi phát sinh các dòng vi khuẩn gây bệnh cho tôm, cá, đặc biệt là các bệnh đen mang, mòn đuôi, cụt râu ở các loài tôm nuôi nước lợ, hay hoại tử vây, vảy, tưa rách lược mang, mù hay lồi mắt…ở các loài cá nuôi nước ngọt. Quá trình phân hủy hữu cơ bị ảnh hưởng bởi hàm lượng ôxy hòa tan trong ao, nhiệt độ và dòng chảy. Nếu chất thải hình thành trong ao nuôi thuỷ sản nhanh hơn tốc độ phân hủy hữu cơ, thì sự tích tụ chất hữu cơ sẽ xuất hiện trong ao nuôi tôm, nuôi cá. Khi có quá trình tích tụ, phân huỷ chất hữu cơ, khí độc ao nuôi sẽ hình thành. Hàm lượng khí độc tăng, khi quá trình phân huỷ chất hữu cơ tăng.

Biện pháp ngăn chặn tích lũy hữu cơ trong ao nuôi thủy sản

Nuôi thuỷ sản thâm canh, công nghệ cao, bà con cần thiết kế hệ thống ao lắng, lọc, ao sẵn sàng, hạn chế lấy nước trực tiếp từ bện ngoài sông, rạch, hạn chế chất hữu cơ có trong nguồn nước vào trực tiếp ao nuôi.

Cải tạo, sên, vét kỹ, đặc biệt là đáy ao đối với các mô hình nuôi ao đất không lót bạt HDPE.

Lựa chọn thức ăn phù hợp, đảm bảo chất lượng, kích cỡ viên thức ăn phù hợp, hàm lượng đạm tương ứng tuổi, trọng lượng tôm, cá nuôi. Quản lý lượng thức ăn, cung cấp theo nhu cầu sử dụng của tôm, cá. Tránh dư thừa, gây lãng phí, FCR cao, tích luỹ hữu cơ, ô nhiễm nước, khí độc ao nuôi tăng cao.

 hố siphon
Ao cần thiết kế hệ thống hố siphon hiệu quả. Ảnh: Tepbac

Ao nuôi cần thiết kế hệ thống hố siphon, hố hoạt động tốt, loại thải chất thải trong ao nuôi triệt để.

Thường xuyên thay nước, loại trừ chất thải đáy ao.

Hàng ngày, đo, kiểm tra hàm lượng các khí độc, chủ động xử lý bằng các loại thuốc, hoá chất. Sử dụng chế phẩm sinh học thường xuyên, cải thiện chất lượng nước, nền đáy ao. Nếu có điều kiện, sau 25 – 30 ngày nuôi, san, chuyển vật nuôi thuỷ sản sang môi trường mới, hạn chế tác động của phân huỷ hữu cơ.

Đăng ngày 26/08/2022
Lý Vĩnh Phước @ly-vinh-phuoc
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 04:50 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 04:50 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 04:50 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 04:50 17/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 04:50 17/11/2024
Some text some message..