Ngân hàng đất Cà Mau đề xuất cho thuê đất để...gỡ vốn

Khu vực hơn 111.000 mét vuông dùng làm ngân hàng đất đang bỏ hoang nhiều năm nay, nếu tính ra giá cho thuê để nuôi thuỷ sản mỗi năm Nhà nước đã thất thu khoảng 200 triệu đồng.

ngân hàng đất Cà Màu
Toàn bộ diện tích ngân hàng đất ở Đầm Cùng, Trần Thới, Cái Nước. Ảnh: Báo Cà Mau

Khu vực đất quy hoạch làm ngân hàng đất thuộc Tiểu vùng X - Nam Cà Mau trên địa bàn ấp Đầm Cùng, xã Trần Thới, huyện Cái Nước là công trình quy mô nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đến thời điểm hiện tại. Khi bắt đầu quy hoạch khu vực ngân hàng đất trên địa bàn, người dân rất phấn khởi. Nhưng đã hơn 3 năm qua, cả chục ngàn mét vuông đất bỏ hoang, phía mấy công trình lộ cỏ mọc um tùm, cầu cảng lún sụt.

Theo mục tiêu đề án, ngân hàng đất sẽ là khu chứa từ 50.000-70.000m2/năm. Nguồn đất lấy để dự trữ, tập kết cho ngân hàng được lấy từ nguồn khai thác nạo vét hệ thống kênh thuộc dự án Tiểu vùng X - Nam Cà Mau. Ngoài ra, dự kiến ngân hàng này còn lấy thêm phần đất nạo vét hàng chục ngàn khối mỗi năm từ phía sông Bảy Háp (đoạn từ ngã ba Đầm Cùng, huyện Cái Nước đến cửa biển Rạch Chèo, huyện Phú Tân).

Ngân hàng đất là mô hình được học hỏi ở Hà Lan. Với mong muốn sẽ thu gom đất sau khi người dân sên vuông tôm và Nhà nước khai thông các tuyến kênh thuỷ lợi ở Tiểu vùng X - Nam Cà Mau, sau đó sản phẩm tận thu sẽ bán ra làm vật liệu trong xây dựng công trình và san lấp mặt bằng.

Thế nhưng, khi đặt vấn đề phương pháp tiếp cận, tận thu lượng đất, bùn ở Tiểu vùng X - Nam Cà Mau về ngân hàng đất thì Giám đốc Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi Trần Quốc Nam vẫn chưa thể tìm ra được giải pháp hữu hiệu. Trong khi đề án đã và đang trình UBND tỉnh phê duyệt, hoạt động, vận hành.

Trên thực tế, Tiểu vùng X - Nam Cà Mau có diện tích tự nhiên đến 8.800 ha, bao gồm hệ thống sông ngòi chằng chịt, bao quanh là hệ thống đê bao và lộ nông thôn. Nếu dùng xe ben lưu thông vào các tuyến lộ nông thôn để chở đất sau khi nạo vét về ngân hàng, liệu kết cấu hạ tầng gồm mặt đường và cầu, cống khu vực Tiểu vùng X - Nam Cà Mau có đảm bảo?

Nếu dùng sà lan loại 40-80 tấn để vận chuyển bằng đường thuỷ cũng khó khả thi trong khi tiểu vùng bao gồm nhiều loại kênh thuỷ lợi ở cấp độ, mức nước sâu và hệ thống cầu, cống có độ thông thuyền, giãn thuyền khác nhau?

Còn lượng bùn phải tận thu từ việc sên vuông tôm của người dân, không lẽ phải cặp sà lan để chờ người dân sên vét đổ vào rồi chờ trầm lắng như hút cát ở sông Tiền, sông Hậu?

Mặt khác, nhìn từ tổng quan, hiện khu vực ngân hàng đất phân chia thành 4 ô vối tổng diện tích trên 111.000 m2, việc này rất khó cho vấn đề vận chuyển đất sau khi tận thu và cả vấn đề chuyển đi bán san lấp khi người dân, doanh nghiệp có nhu cầu. “Giao thông trong ngân hàng phải tính lại. Cần có những đường nhỏ, đường gom phân khu nhỏ hơn”, ông Trần Quốc Nam phân tích. Nhưng nếu phải làm thêm đường thì cần thêm kinh phí.

Đầu tháng 5/2020, khu vực ngân hàng đất phía cầu cảng 100 tấn nằm mặt sông Bào Chấu đã có hiện tượng lún, nứt và tuyến đường nhựa lưu thông xuống cảng cũng loang lổ những vũng nước (ổ gà). Những dấu hiệu này đang cho thấy các hạng mục công trình ngân hàng đất đã thi công cách nay 3 năm đang hư hỏng, xuống cấp. Còn phía các cổng rào vẫn đóng im ỉm, bỏ mặc dây leo bao lượt tươi xanh rồi tàn úa; mặc cho bề mặt rào chắn bằng sắt đang bị ô-xy hoá, gỉ sét hàng ngày.

Theo ước tính của người dân địa phương, cả khu vực hơn 111.000m2 dùng làm ngân hàng đất đang bỏ hoang nhiều năm nay, nếu tính ra giá cho thuê để nuôi thuỷ sản mỗi năm Nhà nước đã thất thu khoảng 200 triệu đồng. Bởi khu vực này thuận tiện cả đường bộ lẫn đường thuỷ, và giá hiện hữu thuê 1.000m2 đất nuôi thuỷ sản là 1,7 triệu đồng/năm.

Phía Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cũng đề xuất phương án cho thuê ngân hàng đất với giá khởi điểm 1,33 tỷ đồng/năm và cho thuê thời hạn 10-20 năm. Sau khi khấu trừ toàn bộ chi phí theo quy định của Bộ Tài chính trong hoạt động cho thuê tài sản công, mỗi năm phương án này ngân hàng đất sẽ nộp vào ngân sách Nhà nước chưa tròn 200 triệu đồng.

Theo Báo Cà Mau

Đăng ngày 15/05/2020
Hoài An
Nông thôn

Phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng bè gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tạo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm trong nuôi cá trong lồng bè, giúp nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm, đem lại nguồn thu nhập ổn định và bền vững cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 09:53 17/03/2025

Bình Định đẩy mạnh tăng cường công tác chống khai thác IUU

Ngày 08/3/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Thông báo số 90/TB-UBND ý kiến kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh tại cuộc họp Ban Chỉ đạo thực hiện Chỉ thị số 45/CT-TTg về triển khai các biện pháp chống khai thác IUU tỉnh Bình Định.

Tàu thuyền
• 10:29 13/03/2025

Bình Định phê duyệt 42 tàu cá đủ điều kiện khai thác thủy sản trên các vùng biển xa

Tháng 2 vừa qua, UBND tỉnh Bình Định ban hành quyết định số 585/QĐ-UBND ngày 21/02/2025 phê duyệt danh sách tàu cá đủ điều kiện tham gia khai thác hoặc dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (đợt 02 năm 2025).

Tàu cá
• 09:28 11/03/2025

Năm 2025, Bình Định phấn đấu chỉ tiêu tăng trưởng thủy sản đạt 3,0%

Theo Kế hoạch hành động thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng Nông, lâm, thủy sản của Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định vừa được ban hành, mục tiêu trong năm 2025 phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP toàn ngành đạt từ 3,6% - 3,8%, nỗ lực cao nhất để đạt tăng trưởng ở mức 3,8%.

Tôm thẻ
• 09:20 10/03/2025

Nuôi thủy sản xanh giải pháp phát triển bền vững

Trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản ngày càng tăng cao, việc phát triển ngành nuôi thủy sản một cách bền vững là vô cùng quan trọng. Một trong những hướng đi mới giúp ngành này phát triển lâu dài và bảo vệ môi trường là nuôi thủy sản xanh. Đây là một phương thức nuôi trồng không chỉ mang lại lợi ích về mặt năng suất mà còn góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:14 21/03/2025

Nhận biết sớm tôm bệnh trong ao nuôi

Phòng bệnh luôn hiệu quả hơn chữa bệnh. Việc thường xuyên theo dõi, quan sát và kiểm tra tình trạng sức khỏe của tôm nuôi là yếu tố quan trọng giúp người nuôi phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường như tôm yếu hoặc nhiễm bệnh từ đó có kịp thời đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:14 21/03/2025

Nuôi ốc cảnh tạo điểm nhấn thêm cho bể cá nhà bạn

Ốc cảnh là một trong những loài sinh vật tuyệt vời để bổ sung vào bể cá, không chỉ vì vẻ đẹp độc đáo mà còn do vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái của bể. Hãy cùng khám phá một số loài ốc phổ biến trong bể cá cảnh, đặc điểm của chúng và cách chăm sóc để bể cá của bạn thêm sinh động.

Bể cá cảnh
• 14:14 21/03/2025

Vĩnh Hoàn (VHC) lợi nhuận quý 4 vượt kỳ vọng: Bí quyết từ đâu?

Vĩnh Hoàn (VHC) vừa gây bất ngờ khi lợi nhuận quý 4/2024 vượt xa dự báo, theo Vietstock (10/2/2025). Doanh thu năm 2024 của doanh nghiệp này vượt mốc 10.000 tỷ đồng, lần thứ 3 liên tiếp khẳng định vị thế dẫn đầu ngành cá tra Việt Nam. Lợi nhuận ấn tượng, doanh thu chạm đỉnh – điều gì đã giúp VHC làm nên kỳ tích? Cùng khám phá bí quyết nhé!

Chế biến thủy sản
• 14:14 21/03/2025

Nuôi tôm là nuôi nước hay nuôi tôm?

Nuôi tôm là một trong những ngành nghề quan trọng và có tiềm năng lớn trong nông nghiệp, đặc biệt là tại các vùng ven biển của Việt Nam.

Tôm thẻ
• 14:14 21/03/2025
Some text some message..