Ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh phân trắng trên tôm

Nghiên cứu tác động của điều kiện môi trường và động lực của cộng đồng vi khuẩn đến bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng thương phẩm từ đó đưa ra phương pháp giúp ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh.

tôm thẻ chân trắng
Cần có phương pháp ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh phân trắng để có vụ tôm bội thu.

Có rất nhiều bệnh trên tôm do vi khuẩn gây ra dẫn đến thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho ngành nuôi tôm ở châu Á và châu Mỹ Latinh trong vài năm qua. Bệnh do vi khuẩn gây ra trên tôm nuôi bao gồm bệnh phân trắng (WFD và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND)... Bệnh phân trắng trên tôm đã xảy ra ở châu Á từ năm 2009, bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến tỷ lệ sống của tôm trong ao, dấu hiệu đặc trưng bởi sự hiện diện của các chuỗi phân trắng trong nước nuôi. Bệnh phân trắng trên tôm thường xảy ra sau khoảng 50 ngày thả nuôi làm tôm chậm phát triển, thu hoạch không có lãi và thậm chí chết hàng loạt.

Vi khuẩn Enterocytozoon hepatopenaei (EHP), là một loài vi bào tử trùng và một số loài Vibrio đã được báo cáo là tác nhân tiềm tàng gây bệnh phân trắng trên tôm. Chất lượng nước bị suy giảm với oxy hòa tan dưới 3,0 mg/lít và độ kiềm dưới 80 ppm đã được báo cáo là có liên quan đến việc gây ra tỷ lệ tử vong cao nhất trong các đợt bùng phát bệnh phân trắng. Tuy nhiên, nguồn gốc của bệnh phân trắng trong các ao nuôi tôm vẫn chưa được xác định.

ruột tôm bị phân trắng
Đường ruột tôm bị bệnh phân trắng.

Thành phần cộng đồng vi khuẩn trong ruột tôm có thể thay đổi linh hoạt theo sự phát triển và theo chế độ ăn của tôm. Chất lượng nước và lớp bùn đáy ao (môi trường sống của tôm), có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột tôm nuôi. Tuy nhiên, có rất ít thông tin về sự tương tác giữa các thông số nước nuôi, cộng đồng vi khuẩn đường ruột, trong phân và trong nước ao trước, trong và sau khi dịch bệnh bùng phát.

Bài báo này – lược dịch và tóm tắt từ ấn phẩm gốc của Alfiansah, YRet và cộng sự năm 2020 báo cáo về ảnh hưởng điều kiện môi trường và động lực của cộng đồng vi khuẩn góp phần gây ra bệnh phân trắng trên tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei).

Yếu tố tác động đến bệnh phân trắng trên tôm

Các ao nuôi tôm được nghiên cứu ở Indonesia. Các mẫu nước được thu thập từ một ao nuôi tôm thẻ L. vannamei khỏe mạnh (P1, dùng so sánh) và 3 ao nuôi tôm (P2, P3 và P4) đã xảy ra bệnh đốm trắng WFD vào khoảng từ 50 - 70 ngày trong thời gian nuôi. Tất cả các ao đều được lót bạt và khử trùng bằng clo hai tuần trước khi thả tôm. Mật độ quần thể ban đầu là 40 (P2) và 90 con/m3 (P1, P3 và P4), tôm PL15 không chứa mầm bệnh cụ thể.

Phân tích cộng đồng vi khuẩn trong nghiên cứu, 10 chuỗi phân trắng tươi được thu thập từ nhá cho ăn của mỗi ao có tôm bị nhiễm bệnh. Mười con tôm khỏe mạnh từ P1 được thu thập cho vào đá lạnh ngay lập tức sau đó được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm. Tất cả các mẫu được bảo quản và lưu trữ ở nhiệt độ - 20oC cho đến khi tách chiết DNA và thực hiện các phân tích khác nhau.

Để hiểu rõ hơn về sự bùng phát bệnh phân trắng trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng, các nhà khoa học đã đo chất lượng nước và phân tích cộng đồng vi khuẩn trong ao. Bệnh phân trắng được chia thành 2 giai đoạn: Bắt đầu bệnh (các triệu chứng ban đầu) và bùng phát với số lượng chuỗi phân trắng nhiều hơn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh phân trắng xảy ra khi pH thay đổi từ 7,71 - 7,84. Các loài vi khuẩn Alteromonas, PseudoalteromonasVibrio chiếm ưu thế trong các cộng đồng vi khuẩn. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phân trắng trên tôm tương quan với sự gia tăng tỷ lệ Alteromonas, Photobacterium, PseudoalteromonasVibrio trong phân tôm. Các vi khuẩn gây bệnh cơ hội này lần lượt chiếm tới 60% và 80% trong các mẫu phân tích từ giai đoạn đầu và giai đoạn tiến triển của đợt bùng phát bệnh.

Nghiên cứu chỉ ra rằng sự thay đổi môi trường đột ngột, chẳng hạn như sự giảm đột ngột pH (<8) và oxy hòa tan và sự gia tăng các chất dinh dưỡng vô cơ (được quan sát thấy trong ao P2-P4), có thể ảnh hưởng đến tôm và cộng đồng vi khuẩn trong nước ao nuôi tôm. Điều này gây ra căng thẳng ở tôm và có thể gây ra những thay đổi trong cộng đồng vi khuẩn đường ruột, làm cho các vi khuẩn gây bệnh cơ hội như Alteromonas, Marinomonas, Photobacterium, Pseudoalteromonas Vibrio chiếm ưu thế trong cộng đồng vi khuẩn có trong phân tôm.

đo pH ao nuôi tôm
Giảm pH đột ngột gây ảnh hưởng đến tôm và cộng đồng lợi khuẩn trong ao.

Có sự thay đổi dần dần từ các vi khuẩn được cho là có lợi sang các vi khuẩn giống như trong chuỗi phân trắng chiếm ưu thế, trùng hợp với sự tiến triển của bệnh từ các ao có triệu chứng ban đầu sang ao lúc mới bùng phát. Điều này cho thấy rằng những thay đổi trong cộng đồng vi khuẩn đường ruột có thể liên quan chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng của bệnh phân trắng trên tôm. Việc tiếp xúc lâu dài với sự suy giảm chất lượng nước và tỷ lệ mầm bệnh cao có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh và dẫn đến tôm nuôi chết hàng loạt.

Các nghiên cứu đề xuất rằng pH thấp hơn làm thay đổi tốc độ phát triển của vi khuẩn dị dưỡng, dẫn đến sự thống trị của các vi khuẩn cơ hội, có khả năng gây bệnh như Alteromonas, PseudoalteromonasVibrio trong nước ao. Vì phân tôm dễ dàng phân hủy trong nước ao (lên đến 27% trong vòng 12 giờ) do chuyển động của nước và sục khí cơ học. Sự phân rã của phân tạo điều kiện cho vi khuẩn phân tán và điều này tương quan với mức độ nghiêm trọng của bệnh và số lượng tôm bị nhiễm bệnh.

Hơn nữa, nếu số lượng vi khuẩn gây bệnh nhiều hơn được thải ra trong nước ao và kết hợp với các chất dạng hạt, nó sẽ làm tăng tốc độ lây lan bệnh phân trắng cho tôm, vì tôm khỏe mạnh có thể tiêu thụ các hạt chứa đầy mầm bệnh và bị lây nhiễm.

Ngoài ra, sự xuất hiện đồng thời với các vi khuẩn khác như Acinetobacter có thể ngăn chặn sự kích hoạt của các gen độc lực, bất chấp sự hiện diện của Vibrio có khả năng gây bệnh trong ruột của tôm khỏe mạnh.

Xem xét sự khác biệt của các cộng đồng vi khuẩn đường ruột của tôm khỏe mạnh và nước ao không nhiễm bệnh so với các mẫu từ tôm bị bệnh phân trắng, cũng như các mô hình đồng xuất hiện trong các mẫu tôm khỏe mạnh và bị bệnh, các nhà khoa học nhấn mạnh rằng sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột và sự chuyển đổi từ vi khuẩn tốt chiếm ưu thế sang vi khuẩn gây bệnh chiếm ưu thế trong nước ao là nguồn gốc của sự bùng phát dịch bệnh phân trắng.

Ngăn chặn sự bùng phát dịch bệnh phân trắng trên tôm

Kết quả nghiên cứu này cho thấy các yếu tố gây căng thẳng môi trường - đặc biệt là sự giảm pH và oxy hòa tan - đã gây ra sự thay đổi đáng kể của cộng đồng vi khuẩn trong nước ao và ảnh hưởng đến sức khỏe tôm, dẫn đến sự thay đổi của cộng đồng vi khuẩn đường ruột và sau đó là sự xuất hiện của bệnh phân trắng trên tôm. Một số vi khuẩn cơ hội - chẳng hạn như Arcobacter, Alteromonas, Marinomonas, Photobacterium Pseudoalteromonas - có thể góp phần hoặc thậm chí gây ra bệnh phân trắng.

Do đó việc điều chỉnh lại ngay lập tức các thông số chất lượng nước - cụ thể là điều chỉnh độ pH lên trên 8 - sẽ cho phép nước ao trở lại thành phần trước khi bị xáo trộn và chấm dứt sự bùng phát, sau đó là phục hồi.

thu hoạch tôm thẻ
Quản lý tốt oxy hòa tan và chất lượng nước ao và vi khuẩn đường ruột cũng có thể ngăn ngừa sự bùng phát của bệnh phân trắng trên tôm. 

Phát hiện của các nhà khoa học về việc áp dụng chế phẩm sinh học thương mại để trị bệnh phân trắng trên tôm cho thấy rằng vi khuẩn probiotic như Lactobacillus không có trong nước ao, đường ruột và chuỗi phân, cho thấy rằng việc áp dụng như vậy không hiệu quả. Lactobacillus không còn được phát hiện sau khi chúng được pha loãng trong nước ao nuôi tôm. Thay vì rải men vi sinh vào nước ao, chúng tôi đề xuất bổ sung men vi sinh vào thức ăn viên để tôm ăn. Bằng cách này, sự xâm nhập của vi khuẩn probiotic trong ruột tôm có thể diễn ra hiệu quả hơn.

Để ngăn ngừa thiệt hại do bệnh phân trắng trên tôm, việc quản lý môi trường nuôi tôm nên tập trung vào việc duy trì chất lượng của nền đáy và nước trong ao (tức là pH, oxy hòa tan, độ đục, chất dinh dưỡng vô cơ và các chất dạng hạt lơ lửng), cũng như thúc đẩy thành phần ổn định của cộng đồng vi khuẩn đường ruột, nơi vi khuẩn có lợi - ngay cả với tỷ lệ thấp - cũng có thể ức chế khả năng gây bệnh của Vibrio.

Environment, bacterial community dynamics and white feces disease outbreaks in shrimp ponds by Yustian Rovi Alfiansah, Sonja Peters, Jens Harder, Christiane Hassenrück,  Astrid Gärdes

Đăng ngày 29/12/2020
Lệ Thủy
Dịch bệnh

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng chống

Cục Thủy sản vừa cho biết đặc điểm dịch tễ của một số bệnh thường gặp trên cá tra và biện pháp phòng trị có hiệu quả.

Cá tra
• 10:15 06/11/2024

Thời điểm giao mùa tôm dễ bị bệnh đốm trắng

Thời điểm giao mùa luôn là lúc dễ xảy ra các vấn đề sức khỏe cho tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng - một căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi. Bệnh đốm trắng thường xuất hiện vào những thời điểm khí hậu thay đổi thất thường, chẳng hạn như khi mùa mưa bắt đầu hoặc khi trời chuyển sang lạnh.

Tôm đốm trắng
• 09:55 06/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 01:24 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 01:24 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 01:24 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 01:24 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 01:24 23/11/2024
Some text some message..