Tuy nhiên, một nghiên cứu mới thấy rằng nghề nuôi trồng thủy sản ở các nước nằm ở vĩ độ thấp, nhiều quốc gia trong số đó có nền kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản có nguy cơ phải đối mặt nhiều nhất với dịch bệnh. Lý do được nêu ra là môi trường nhiệt đới tại các nước gần xích đạo là điều kiện rất tốt cho mầm bệnh tồn tại và phát triển.
Nuôi trồng thủy sản, một thuật ngữ kỹ thuật cho nghề nuôi trồng động và thực vật thủy sinh, là một ngành công nghiệp phát triển nhanh nhất trên thế giới. Thuật ngữ này đề cập đến việc trồng trọt tất cả các loại thủy sinh trong các môi trường nước bao gồm ao, sông, hồ và khu vực được kiểm soát ở đại dương. Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), hơn 90% của những trang trại nuôi cá nằm ở các nước đang phát triển, nơi có điều kiện môi trường ấm, nhiệt đới, thích hợp để nuôi trồng thủy sản quanh năm.
Tuy nhiên, một nghiên cứu được xuất bản đầu năm nay trên trang Journal of Applied Ecology chỉ ra rằng hoạt động nuôi trồng thủy sản gần khu vực xích đạo rất nguy hiểm, dễ có dịch bệnh bộc phát và khi xảy ra dịch bệnh có thể tiêu diệt toàn bộ đàn cá ương.
Tommy Leung, một giảng viên về sinh học ký sinh trùng và tiến hóa tại Đại học New England ở Armidale, Úc, và đồng nghiệp của anh - Amanda Bates tại Đại học Tasmania, đã xem xét 114 bài báo được công bố trước đây về bùng phát dịch bệnh tại các trang trại nuôi cá từ Na Uy đến Nam Phi.
Ý nghĩa của phát hiện này cho những nước phát triển, nhiều trong số đó nằm gần xích đạo, có thể là thảm họa.
Leung nói: "Những quốc gia này chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng thủy sản để cung cấp thực phẩm và đảm bảo an ninh lương thực, cũng như góp phần tăng trưởng kinh tế của đất nước".
Trong báo cáo đó, nhóm nghiên cứu của Leung xem xét vị trí địa lí của các trang trại nuôi cá có dịch bệnh bộc phát, mức độ nghiêm trong của dịch bệnh, loại cá hay động vật hai mảnh vỏ, ao nước ngọt hay nước mặn, và cách các trang trại tách biệt với các vùng nước xung quanh. Họ cũng xem xét loại mầm bệnh gây ra bệnh, chủ yếu là virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng. Có nhiều loại bệnh đã được phát hiện từ bệnh sán lá, làm biến đổi màu và bông trốc vảy cá đến bệnh xuất huyết ở cá hồi, một căn bệnh do virus lan truyền từ rận biển.
Những phát hiện cho thấy các trang trại nuôi cá nằm càng gần đường xích đạo thì nguy cơ dịch bệnh bộc phát càng cao. Cá con và động vật hai mảnh vỏ thường đặc biệt nhạy cảm với các dịch bệnh nguy hiểm hơn. Leung nói, trung bình dịch bệnh bộc phát ở các khu vực nhiệt đới gây nên thiệt hại đến 88% đàn cá ương. Lý do chính là mầm bệnh có khuynh hướng sinh sản và lây truyền nhanh hơn ở các thủy vực nước ấm của vùng nhiệt đới.
Bên cạnh đó, dịch bệnh khó nằm trong nước. Leung cho biết “Không giống như các trang trại bò sữa, nếu bạn có một con bê bị bệnh bạn có thể đặt chúng sang một bên để cách ly chúng, trong môi trường nước thì khó khăn hơn nhiều để kiểm dịch”.
Theo Jeffrey Lotz, một chuyên gia nuôi trồng thủy sản tại đại học Nam Mississippi ở Ocean Springs, Mỹ, thì dịch bệnh sẽ luôn đe dọa nghề nuôi trồng thủy sản. Ông giải thích thêm rằng “Chắc chắn khu vực nhiệt đới phải đối mặt nhiều rắc rối hơn về dịch bệnh nhưng nó cũng lan đến những khu vực ở vĩ độ cao hơn”.
Lotz cho biết ông lo lắng về tác động đối với hàng nhập khẩu vào Mỹ. Theo Cục Quản lý Đại dương và Khí tượng quốc gia Mỹ (NOAA) thì 85% hải sản của Mỹ được nhập khẩu, hơn một nửa trong số đó là các sản phẩm từ hoạt động nuôi trồng thủy sản chứ không phải đánh bắt ngoài tự nhiên. Trong khi nhập khẩu thịt heo, thịt bò và thịt gà tại Mỹ được kiểm tra chặt chẽ bởi Cục Quản lý Thực phẩm và Dược (FDA), nhập khẩu cá không phải đối mặt với sự giám sát tương tự. Theo Lotz, các quy định kiểm tra ít nghiêm ngặt cho phép cá bị bệnh từ các nước nhiệt đới được nhập khẩu và bày trên các kệ hàng tạp hóa ở Mỹ, có khả năng đặt ra một mối đe dọa cho sức khỏe cộng đồng.
Cả Leung và Lotz đều lo ngại về những tác động đối với tương lai, vì trong điều kiện khí hậu toàn cầu ấm, nền nhiệt đô cũng tăng và do đó gia tăng tỷ lệ mắc bệnh cá trên toàn cầu. Lotz nói “Vài loại bệnh nhiệt đới sẽ di chuyển xa hơn tính từ xích đạo và tỷ lệ nhiễm dịch bệnh thủy sản tăng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả chất lượng và số lượng sản phẩm thủy sản”.