Ngành mực ống trên toàn thế giới chịu thiệt hại lớn

Các công ty mực ống trên toàn thế giới đang phải chịu thiệt hại chưa từng có gây ra bởi dịch bệnh Covid-19 do ngành này phụ thuộc nhiều vào ngành dịch vụ thực phẩm.

Mực ống
Nhiều công ty mực ống thua lỗ nặng vì Covid-19

Công ty nhập khẩu thủy sản Ruggiero Seafood có trụ sở tại Mỹ cho biết, khách hàng trong phân khúc dịch vụ thực phẩm tại Mỹ giảm 90% sau khi các nhà hàng trên cả nước đóng cửa trong tháng 3. Chúng tôi chỉ có một vài khách hàng, chủ yếu mua để làm bánh pizza. Doanh số của chúng tôi sụt giảm nhanh và điều này chưa từng xảy ra trước đây.

Eduardo Freire, người sáng lập công ty chế biến mực ống Congelados Cabomar tại Vigo, Tây Ban Nha cho biết, các công ty chế biến tại Vigo chuyên tập trung cung cấp cho phân khúc dịch vụ thực phẩm hiện rất bi quan. Họ lo lắng sẽ thua lỗ lớn trong năm nay. Việc đóng cửa các nhà hàng tại Châu Âu khiến cho công ty của ông phải tập trung vào các dòng sản phẩm như cá hồi, cá tuyết cod và các sản phẩm đông lạnh khác phục vụ bán lẻ.

Ông Ruggiero cho biết, doanh thu của công ty ông đạt mức cao kỷ lục trong 2 tháng đầu năm 2020. Tuy nhiên, ngay sau khi chính phủ áp lệnh phong tỏa, tất cả các đơn hàng đều bị hủy hoặc hoãn giao. Mọi người chỉ cần thực phẩm quen thuộc như xúc xích, bánh mì kẹp chứ không phải hải sản.

Công ty của ông Ruggiero đã phải điều chỉnh 80-90% lực lượng lao động và đang áp dụng gói hỗ trợ của Chính phủ Mỹ.

Nhu cầu sụt giảm cũng ảnh hưởng mạnh tới ngành mực ống ở Trung Quốc – nước xuất khẩu mực ống lớn nhất thế giới với hơn 3 tỷ USD xuất khẩu mực ống và mực nang năm 2019. Các công ty chế biến mực ống cắt khoanh và mực ống tube cũng như các sản phẩm mực ống sơ chế cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.

Zhang Qinkai, Giám đốc công ty Zhoushan Lugang Logistics E-Commerce Industrial Park, công ty kho trữ lạnh lớn nhất tại Zhoushan ở bờ biển phía đông Trung Quốc, cũng là một trung tâm chế biến mực ống cho biết, không có đơn hàng mới từ Châu Âu và Mỹ, đơn hàng từ Nhật Bản cũng giảm.

Dây chuyền chế biến ở Nhật Bản vẫn hoạt động khá bình thường nhưng do số ca nhiễm Covid tăng và sự kiện Tokyo Olympics bị hoãn nên các đơn hàng phục vụ cho dây chuyền sản xuất ở Nhật Bản giảm rất mạnh. Có rất ít lô hàng mực ống được vận chuyển từ Zhoushan – trung tâm chế biến mực ống lớn nhất của Trung Quốc. Một số ít lô hàng xuất khẩu đã được chuyển tới Tây Ban Nha vì các khu vực ven biển tại đây đã quen ăn mực ống.

Theo một công ty chế biến mực ống khác tại Zhoushan, công ty không bị thiếu nhân công, tỷ lệ quay trở lại làm việc đạt trên 80% nhưng công ty lại không có đơn hàng. Các công ty chế biến muốn giữ công nhân trong trường hợp nhu cầu tăng đột biến. Nếu không, họ lại phải đi tìm và đào tạo lại nhân công, điều này sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các công ty.

Cả ông Ruggiero và Freire đều nhận định giá mực ống sẽ giảm khi thị trường mở cửa trở lại. Khi thị trường mở cửa trở lại, mọi người sẽ tìm kiếm hợp đồng để bù lỗ cho thời gian khó khăn hiện tại, nên giá mực ống sẽ giảm. Nhất là khi sản lượng mực ống có thể tăng do mực ống Tây Nam Đại Tây Dương được đánh bắt bởi các tàu của Trung Quốc và Nhật Bản dự kiến bắt đầu vào tháng 6. Tuy nhiên, mới đây, tàu của Trung Quốc và Argentina dự kiến sản lượng mực đạt thấp trong vụ khai thác năm nay, điều này sẽ làm giảm bớt áp lực giá mực ống đi xuống.

VASEP
Đăng ngày 06/05/2020
Kim Thu
Thế giới

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Ngư dân Alaska nín thở chờ đợi mùa cua hoàng đế 2024

Ngư dân Alaska đang hồi hộp chờ đợi mùa cua hoàng đế năm 2024 với nhiều lo lắng và kỳ vọng. Sau hai năm liên tiếp bị cấm đánh bắt vì lượng cua hoàng đế suy giảm nghiêm trọng, năm 2023 đã mở cửa trở lại, mang đến những tín hiệu tích cực.

Cua
• 09:46 08/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 23:46 15/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 23:46 15/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 23:46 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 23:46 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 23:46 15/11/2024
Some text some message..