Ngành thủy sản Bạc Liêu tổng kết vụ cá Bắc và triển khai vụ cá Nam năm 2014

Những bất lợi của thời tiết cộng với chi phí tăng cao, trong khi giá một số mặt hàng sản phẩm đánh bắt thủy sản tăng không đáng kể khiến cho phần lớn ngư dân gặp khó khăn trong sản xuất. Một số thua lỗ, số khác thì vẫn kiên trì bám biển để duy trì sản xuất.

vá lưới
Ngư dân chuẩn bị ra khơi - Ảnh: Hải Thọ

Vụ cá Bắc hàng năm kéo dài 6 tháng, từ tháng 10 năm trước đến hết tháng 3 năm sau. Đây là vụ khai thác được đánh giá là có nhiều biến động của thời tiết. Theo báo cáo của Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bạc Liêu, vụ cá Bắc, bà con ngư dân trong tỉnh đã khai thác được 24.863,95 tấn thủy sản các loại, trong đó sản lượng cá: 8.350,6 tấn; tôm: 920 tấn; Cá, thủy sản khác: 8.350,6 tấn. Trong Vụ cá Bắc thời tiết không thuận lợi nhiều cho hoạt động khai thác thủy sản, nên hiệu quả khai thác không cao, một số tàu nghề lưới kéo và lưới rê công suất < 90 CV khi vào bến năng suất thấp, khai thác không hiệu quả nên có một số tạm ngưng hoạt động. Số lượng tàu ra khơi hoạt động thường xuyên khoảng từ 75 - 80%.

Nghề lưới kéo đôi công suất > 90 CV: Được xem là nghề khai thác hiệu quả trong năm. Nếu như đầu năm 2007 có khoảng 10 cặp (20 chiếc) và cho đến nay đã có gần 100 cặp hoạt động thường xuyên. Vì khai được nhiều loài có giá trị cao như: Mực, tôm các loại, cá xuất khẩu, cá có kích cỡ lớn. Mỗi chuyến biển trung bình 20 -25 ngày, sản lượng cao bình quân trên 20 tấn bao gồm cá phân, doanh thu trên 250 triệu đồng/chuyến, lợi nhuận gần 50 triệu đồng/chuyến, thù lao của ngư phủ từ 3 - 6 triệu đồng/chuyến. Do chi phí cao và thời gian chuyến biển kéo dài nên hiệu quả không cao so với các năm trước.

Nghề lưới kéo đơn công suất > 90 CV: Đa số kết hợp kéo cá và kéo tôm, hiện nay có 94 chiếc chủ yếu đánh bắt xa bờ, dài ngày chi phí cao nên khoảng 40% có lãi từ 10 - 40 triệu đ/chuyến, khoảng 40% hoà và lỗ do điều kiện thời tiết không thuận lợi, thiếu vốn nâng cấp tàu thuyền, ngư lưới cụ, chủ vựa đầu tư chi phí khai thác nên sản phẩm khai thác được bán với giá rất thấp, số còn lại khoảng 20% tàu thuyền trang bị khai thác cũ kỹ tham gia khai thác không thường xuyên.

+ Nghề lưới rê có công suất < 90 CV: Gồm các nghề lưới xù, lưới rê cá chét kết hợp cá cháy, lưới 3, lưới cá chim…chủ yếu đánh bắt các loại cá thu, cá chét, cá gún, cá chim…khai thác hiệu quả ổn định, trung bình một chuyến biển 5 - 7 ngày doanh thu từ 15 - 30 triệu đồng/chuyến, lãi từ 7 - 15 triệu đồng/chuyến. Có khi thuận mùa trúng hàng tấn cá doanh thu gần 100 triệu đồng, lãi trên 30 triệu đồng/chuyến (một năm họat động trung bình khoảng 8 tháng).

+ Nghề lưới rê có công suất >90 CV: Đội tàu lưới xù, lưới tôm sú bố mẹ kết hợp lưới cá có 184 chiếc. Nghề này nhìn chung do thời gian chuyến biển dài từ 60 - 75 ngày/ chuyến nên đa số phụ thuộc nhiều vào các chủ thu mua trên biển và thời vụ sản xuất tôm giống, giá trị tôm sú bố, mẹ bán ra thường dao động. Vì vậy đa số trên tàu nào cũng có thêm  vài lưới cá kết hợp đánh bắt chủ yếu là cá lớn có giá trị cao và các loại cá xuất khẩu nên khai thác hiệu quả ổn định. Doanh thu trung bình 600 - 800 triệu đồng/chuyến. Lãi từ 100 - 200 triệu đồng/chuyến (mỗi năm khai thác được từ 3 - 4 chuyến).

Ngoài các nghề khai thác truyền thống trên, hiện nay toàn tỉnh ta đã có 28 phương tiện công suất lớn tham gia thu mua vận chuyển trên biển. Đây là tín hiệu đáng mừng, là điển hình tích cực( bỏ) cho việc hỗ trợ  khai thác biển, ngư dân cần phát huy, nhân rộng để góp phần nâng cao năng suất, giá trị sản phẩm sau khai thác, đồng thời lồng ghép vào hỗ trợ cho mô hình khai thác theo tổ, đội.

Theo ông Lê Đồng Dương Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bạc Liêu cho biết: Sản lượng thủy sản vụ cá Bắc vừa qua thấp do phần lớn sản lượng cá đều được đánh bắt, khai thác ven bờ, chất lượng thấp, giá bán sản phẩm tăng không đáng kể nên nhiều chủ tàu khai thác hải sản bị lỗ vốn do thu nhập không đủ bù vào chi phí sản xuất, gây khó khăn cho cuộc sống của bà con ngư dân. Việc giá xăng dầu liên tục tăng làm cho hoạt động khai thác hải sản đã khó khăn lại càng khó khăn thêm. Các loại nhu yếu phẩm cần thiết trên thị trường phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản tăng do vậy chi phí sản xuất tăng lên rất nhiều. Hoạt động khai thác hải sản tại vùng bờ với cường lực lớn vì đây là khu vực hiện đang tập trung đông tàu thuyền khai thác và là khu vực thường xảy ra tranh chấp về mặt không gian. Tại vùng biển này chiếm gần 80% số lượng tàu thuyền của tỉnh hoạt động các nghề khác nhau như lưới rê, lưới kéo, câu, lồng bẫy, te ruốc, câu kiều, …

Hiện nay, toàn tỉnh có tổng số phương tiện đã đăng ký, đăng kiểm là 1.236 chiếc, với tổng công suất 170.610,5 CV, tổng số lao động là 7.002 người, công suất bình quân 138,03 CV/chiếc. Trong đó, tàu có công suất từ 90 CV trở lên là 495 chiếc hoạt động khai thác tuyến khơi. Giá xăng dầu tăng cao dẫn tới chi phí sản xuất tăng cao do chi phí nhiên liệu cho một chuyến ra khơi của bà con ngư dân chiếm tới trên 2/3 chi phí chung; bên cạnh đó, giá các loại vật tư lương thực, thực phẩm, nước đá, ngư cụ, nhân công cũng không ngừng tăng cao từ 25 - 30%, trong khi đó thủy sản khai thác được giá cả bấp bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường, cộng với tình trạng tư thương ép giá khiến nhiều chủ tàu bị thua lỗ, nhiều tàu phải nằm bờ, một số khác thì hoạt động cầm chừng.

Cũng theo ông Lê Đồng Dương: Mặc dù ngay từ đầu vụ, Chi cục đã phối hợp với các địa phương phát bản đồ ngư trường, phân bố các loài thủy sản cho bà con ngư dân; đẩy mạnh công tác kiểm tra an toàn cho tàu thuyền, cấp đổi và gia hạn giấy phép khai thác cho bà con ngư dân, song vụ cá Bắc năm nay, do chi phí sản xuất tăng cao nên mặc dù sản lượng, doanh thu của các tàu khai thác xa bờ có cao nhưng lợi nhuận giảm. Nhiều chủ tàu thua lỗ, một số thì hoạt động cầm chừng, nhất là các tàu công suất từ 90 - 150 CV do khả năng bám biển hạn chế; phần lớn các chuyến ra khơi chủ tàu phải bù lỗ, nhiều lao động phải bỏ nghề.

Năm 2014 ngành thủy sản Bạc Liêu đang từng bước triển khai thực hiện Kế hoạch tái cơ cấu ngành nông nghiệp Bạc Liêu đến năm 2020 theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Hiện đại hóa tàu cá vươn khơi xa là một trong những mục tiêu của tái cơ cấu thủy sản.

Vụ cá Nam năm nay sẽ còn nhiều khó khăn cả về thời tiết, kinh tế. Vì vậy, để triển khai tốt vụ cá Nam, các cơ quan quản lý cần tập trung chỉ đạo sản xuất theo mùa vụ và hướng dẫn kỹ thuật cho ngư dân, tiến hành rà soát, đề xuất các chính sách, kịp thời hỗ trợ khắc phục rủi ro cho ngư dân trong sản xuất.

Để đạt được kết quả tốt trong vụ cá Nam năm 2014, ngành thủy sản tỉnh Bạc Liêu cần triển khai:

- Thực hiện tốt Quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa các tổ, đội khai thác hải sản xa bờ; Quy chế tổ chức đánh bắt hải sản theo tổ đội; thực hiện tốt công tác đào tạo nghề cho ngư dân; từng bước xây dựng thương hiệu cho sản phẩm khai thác hải sản, trước hết là các sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Mực khô, tôm khô, ruốc khô, nhuyễn thể hai mảnh võ, cá muối mặn…

- Thường xuyên tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát trên vùng đặc quyền kinh tế biển và ở các thủy vực trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi khai thác thủy sản trái phép như: Đánh bắt thủy sản bằng hóa chất, xung điện đánh bắt các loài thủy sản còn non chưa trưởng thành, hủy hoại nguồn lợi và môi trường, xả nước từ các ao tôm bị nhiễm bệnh ra sông, kênh, rạch; tự ý đặt nò, đó, vó, lú, đóng đáy, chát trà,… trên sông, kênh rạch không xin phép, gây cản trở dòng chảy, sự di chuyển của các loài thủy sản và phương tiện giao thông trên sông.

-Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích, hỗ trợ ngư dân khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa.

Tổ chức thả giống thủy sản về thiên nhiên nhân kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống ngành thủy sản Việt Nam (1/4/1959-1/4/2014). Toàn ngành thủy sản nói chung tỉnh Bạc Liêu nói riêng đang chủ động sáng tạo, nỗ lực phấn đấu chỉ đạo sản xuất vụ cá Nam 2014 an toàn, hiệu quả và thắng lợi./.

Sở NN&PTNN Bạc Liêu, 31/03/2014
Đăng ngày 03/04/2014
Trần Lý Hoàng Phương
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 22:42 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 22:42 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 22:42 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 22:42 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 22:42 11/01/2025
Some text some message..