Ngành thủy sản khốn khổ vì phụ thuộc thức ăn FDI

Gần 80% thị trường ngành thức ăn cho thủy sản rơi vào tay doanh nghiệp nước ngoài.

thức ăn thủy sản
Trong nuôi thủy sản, thức ăn chiếm tới 70% giá thành. Ảnh: QUANG HUY

Tại cuộc họp tổng kết xuất khẩu tôm năm 2012, nhiều doanh nghiệp (DN) đã bày tỏ lo ngại trước sự sụt giảm nghiêm trọng của ngành tôm, giá trị xuất khẩu giảm 6,6% so với năm 2011. DN đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân như thiếu vốn, nguyên liệu… nhưng nguyên nhân được đề cập nhiều nhất là giá thức ăn thủy sản tăng cao. Hiện phần lớn thị trường này do DN FDI (100% vốn đầu tư nước ngoài) nắm giữ.

Khốn khổ vì phụ thuộc

Ông Nguyễn Hữu Thanh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm Xuất khẩu Nam Hải (Cần Thơ), chia sẻ: “Năm 2012, giá tôm xuất khẩu tại Nhật của DN cao hơn tôm xuất khẩu từ Thái Lan, Ấn Độ 2-3 USD/kg. Lý do là chi phí thức ăn tăng, chiếm hơn 70% giá sản xuất, nếu hạ giá cho bằng họ thì lỗ nặng!”.

Khi ông Thanh sang tìm hiểu ngành xuất khẩu tôm ở Ấn Độ, Thái Lan thì thấy các nhà máy thức ăn chăn nuôi, thủy sản đều do DN nội địa nắm giữ nên giá bán thấp, ít khi tăng giá. Thế nhưng phần lớn ngành thức ăn chăn nuôi, thủy sản Việt Nam lại đang rơi vào tay DN FDI, giá luôn cao hơn so với các nước khác.

Chung quan điểm, ông Nguyễn Văn Đạo, Tổng Giám đốc Công ty CP Gò Đàng (Tiền Giang), cho biết chỉ với bốn DN FDI đã chiếm hơn 80% thị trường thức ăn thủy sản. Riêng ngành cá tra, 70% nông dân và DN đều sử dụng thức ăn của DN FDI. Trong năm 2012, giá thức ăn thủy sản tăng sáu lần, khoảng 25%. “Đồng ý nguyên liệu đầu vào tăng nên giá phải tăng nhưng khi giá nguyên liệu giảm thì giá lại không giảm. DN không chấp nhận thì biết mua ở đâu thấp hơn để duy trì đàn cá, đàn tôm?” - ông Đạo bức xúc.

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, cho biết hiện thức ăn cho tôm thì 100% do các DN FDI nắm như Uni-President (Đài Loan), CP (Thái Lan), Tomboy (Pháp)… Bên thức ăn cho cá tra có Cargill (Mỹ), Green Feed, Proconco (liên doanh với Pháp), Anova… chiếm 65%-70%. DN FDI rất biết cách tăng giá bán đúng luật, tăng nhiều lần trong năm nhưng thường chỉ ở mức 30%-35% chứ không tăng quá 50% để bị phạt và lựa thời điểm giá xăng dầu, điện… tăng để “té nước theo mưa” khiến khách hàng phải chấp nhận.

“Việc quá phụ thuộc vào thức ăn của DN FDI đã làm đội chi phí của DN thủy sản, làm tăng giá bán và giảm sức cạnh tranh. Từ đó, DN khó kiểm soát được chất lượng thức ăn kéo theo việc vi phạm các hàng rào kỹ thuật về chất lượng khi xuất khẩu” - ông Thắng nhận xét.

Thua từ nhiều phía

Tại sao DN FDI tấp nập đầu tư xây nhà máy sản xuất thức ăn cho thủy sản còn DN nội thì lẹt đẹt và đang teo dần? Ông Thắng cho rằng nguyên nhân là DN sản xuất thức ăn lẫn DN nuôi trồng chế biến thủy sản trong nước đều thiếu vốn. Trong khi đó, DN FDI có nguồn vốn mạnh từ công ty mẹ. Hơn nữa, thương hiệu và chất lượng sản phẩm của họ tốt hơn nên nông dân, DN sẽ chọn mua.

“So sánh DN sản xuất chế biến thức ăn thủy sản nội với FDI như so voi với chuột. DN nội quá yếu, trang thiết bị kỹ thuật không đủ, chất lượng không bằng, dịch vụ kém, trình độ quản lý thấp. Thấy DN FDI tăng giá thì hùa theo thôi” - ông Đạo, Công ty Gò Đàng, bộc bạch.

Bên cạnh đó, ông Lê Bá Lịch, Chủ tịch Hiệp hội Thức ăn Chăn nuôi Việt Nam, cho biết DN FDI đã chiếm trọn các hợp đồng lớn, bao tiêu gần như toàn bộ theo chu kỳ sản xuất khép kín. Vì vậy, DN nội chỉ còn lại hợp đồng nhỏ, đồng nghĩa với quy mô sản xuất thu nhỏ, hoạt động cầm chừng.

Tự sản xuất để cứu mình trước

Cũng theo ông Lịch, trước tình hình đó nhiều DN xuất khẩu thủy sản vẫn sống tốt nhờ tự sản xuất thức ăn thủy sản như Vĩnh Hoàn, Minh Phú, Hùng Vương, Gò Đàng… Các DN lớn này đã xây nhà máy sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí mua thức ăn giá cao từ DN FDI, từ đó giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh. “DN tự xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn cho thủy sản sẽ kiểm soát được cả giá thành và chất lượng, truy xuất nguồn gốc thức ăn để không bị dính chất cấm mà các nước nhập khẩu đưa ra, giảm giá thành 5%-7%” - ông Đạo, Công ty Gò Đàng, cho biết thêm.

Việc DN xuất khẩu thủy sản tự xây nhà máy theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, là cách hay nhưng cái khó chính là vốn. Những DN làm được phải có vốn lớn và liên kết đầu tư với DN FDI.

Do đó, giải pháp làm được và cần làm ngay theo ông Thắng, Hội Nghề cá Việt Nam, là trách nhiệm điều hành quản lý giá thức ăn chăn nuôi thủy sản từ các cơ quan chức năng. Nhiều DN thủy sản cho rằng hiện nay việc quản lý giá thiếu chặt chẽ, dường như các cơ quan chức năng mải lo kiểm soát sự tăng giá của xăng dầu, gas, điện mà quên đi giá thức ăn thủy sản. Hiệp hội cũng không thấy đâu. “Giá thức ăn thủy sản không hề giảm, mỗi năm đều tăng, DN lên tiếng mà chẳng cơ quan nào kiểm tra” - ông cho biết.

Nên điều tra chuyển giá các DN FDI thức ăn thủy sản

Theo phản ánh của nhiều DN thủy sản, thời gian qua, quản lý nhà nước đã bỏ qua những DN FDI sản xuất thức ăn cho thủy sản dẫn đến giá sản phẩm tăng liên tục, từ đầu năm đến giờ tăng hơn 30%. Dù đang “độc bá” thị trường nhưng các DN này đều “kêu” nếu không tăng giá sẽ thua lỗ vì giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Tuy nhiên, khi giá nguyên liệu đầu vào giảm thì không thấy họ giảm giá, chưa bao giờ giá giảm trong mấy năm qua. Do đó, các DN đề nghị cơ quan chức năng điều tra tài chính những DN FDI có dấu hiệu báo lỗ giả, chuyển giá để tránh thất thu thuế.

Pháp Luật TPHCM
Đăng ngày 19/02/2013
QUANG HUY
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 01:14 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 01:14 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 01:14 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 01:14 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 01:14 20/04/2024