Ngành thủy sản Trung Quốc đang thức giấc!

Sau khi kết thúc 50 ngày phong tỏa để dập dịch Covid-19, ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc bắt đầu rục rịch hoạt động trở lại. Mặc dù còn phải đối mặt với một cuộc chiến mới nhưng đa số những nhà sản xuất thủy sản đều lạc quan khi nói về tương lai.

Trang trại cá vược đẩy nhanh kế hoạch mở rộng khi các biện pháp hạn chế còn chưa được bỏ hoàn toàn.

Để dập dịch Covid-19, Trung Quốc đã cho ngừng tất cả các dịch vụ công cộng, người dân không được rời khỏi nhà, rào chắn ngăn chặn giao thông đặt ở khắp các cửa ngõ. 50 ngày là một giấc ngủ khá dài, khi tác động của con người đột ngột biến mất, thiên nhiên sẽ thức giấc, gần đây thậm chí người ta còn nhìn thấy một con gấu trúc hoang dã lang thang ở đường cao tốc – điều không ai dám tượng tưởng trước đây. Thực trạng khiến thế giới mang cái nhìn ngao ngán về kinh tế Trung Quốc!

Nhưng Trung Quốc dường như đang hồi phục khá nhanh. Hiện nay, hầu hết các tỉnh đều báo cáo không có trường hợp mắc mới COVID-19 trong tuần qua. Các ngành dịch vụ, du lịch, khách sạn, giao thông vận tải đã bắt đầu hoạt động trở lại.

Mặc dù dịch bệnh chưa hoàn toàn chấm dứt, nhưng xã hội Trung Quốc đã thức dậy sau thời gian ngủ đông. Chợ hải sản Huangsha ở Quảng Châu đã nhộn nhịp như chưa từng có dịch bệnh. Ông Lin – chủ một cửa hàng bán cá bận rộn không ngơi tay, ông đã luôn tay luôn chân từ 6h sáng cho đến tận chiều tối. Người Quảng Đông rất yêu thích cá, bây giờ tất cả mọi người đang ra khỏi nhà để mua sắm, cứ tưởng Nguyên Đán bây giờ mới đến.

Tại Thành Đô, thủ phủ của Tứ Xuyên các nhà hàng đã mở cửa như bình thường. Hơi nước bốc lên từ nồi lẩu và làm mờ các cửa sổ, nhưng vẫn có một dấu hiệu trên cửa ra vào quy định khách hàng đeo khẩu trang trước khi vào nhà hàng, còn khách du lịch phải điền vào các biểu mẫu trước khi nhận phòng khách sạn, những người đến từ khu vực có nguy cơ cao phải sống trong các khách sạn được chỉ định.


Các nhà sản xuất Trung Quốc bàn về tương lai theo cách lạc quan nhất.

Một trang trại nuôi cá vược rộng 2ha bắt đầu tiếp tục xây dựng các ao nuôi bị trì hoãn bởi đại dịch, chủ trại nuôi rất lạc quan về kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, mặc dù cuộc khủng hoảng vẫn chưa hoàn toàn kết thúc. Ở một trang trại nuôi cá tầm khác, mọi người cũng đang cho xây dựng bể bê tông rộng 15.000m2 với vốn đầu tư 10 triệu nhân dân tệ, họ nói về kế hoạch một vụ nuôi bội thu, như thể trang trại thật sự đã bán được hàng tấn cá tầm.

Tuy nhiên, một số lĩnh vực nuôi trồng thủy sản Trung Quốc có thể sẽ phải chịu thiệt hại lâu dài. Lệnh kiểm soát chặt chẽ buôn bán động vật hoang dã sẽ khiến việc kinh doanh một số loài đang được nuôi rộng rãi như ếch Thái Lan (Rana tigrina cantor) và ba ba trơn (Pelodiscus sinensis - Chinese softshell turtle) trở nên khó khăn hơn nhiều. Ví dụ, riêng ngành buôn bán ếch Thái Lan đã trị giá 800 triệu nhân dân tệ (112 triệu USD) mỗi năm chỉ riêng tính ở tỉnh Hải Nam, không bao gồm các dịch vụ hỗ trợ như thức ăn và chế biến. Ngành nuôi ếch đã kháng cáo để loài này không nằm trong danh sách bị cấm, nhưng sự khác biệt giữa ếch hoang dã và ếch nuôi thường không rõ ràng, nên đề nghị này có thể không được chấp thuận.

Dĩ nhiên nền kinh tế của Trung Quốc không thể phục hồi ngay sau khi Covid-19 kết thúc, ngành thủy sản cũng không ngoại lệ, nhưng mọi người đều đã chăm chỉ làm việc trở lại, từ những tiểu thương ở chợ, quán lẩu nhỏ hay chủ các trang trại nuôi khổng lồ. Người nuôi trồng thủy sản ở Trung Quốc có một niềm tin lạc quan đến kỳ lạ về tương lai, đó là tinh thần đáng khích lệ và học hỏi.

Đăng ngày 24/03/2020
Hoài An
Thế giới

Yucca - Thảo dược từ thiên nhiên cho nuôi trồng thủy sản bền vững

Nuôi trồng thủy sản đã và đang là giải pháp tất yếu để cung cấp thực phẩm cho con người. Với các mô hình nuôi hiện đại, người nuôi có khuynh hướng tăng mật độ để nâng cao năng suất, cũng như tối ưu nguồn nước. Điều này làm gia tăng áp lực lên môi trường nước ao nuôi, vượt quá sức tải tự nhiên của nguồn nước.

yucca
• 10:42 03/03/2022

Gan thận mủ - Kẻ địch mạnh nhất của cá tra

Gan thận mủ là một căn bệnh nguy hiểm, lây lan nhanh trên cá tra. Vào những tháng mưa cuối năm chính là thời gian cao điểm để vi khuẩn gây bệnh phát triển. Bài viết này sẽ chia sẻ một số thông tin cần thiết để bà con hiểu và có cách phòng trị bệnh kịp thời.

bệnh gan thận mủ
• 11:05 13/12/2021

Cá tra Banladesh vẫn vướng chuẩn ASC, tại sao?

Người nuôi cá tra Bangladesh vẫn không thể đáp ứng yêu cầu về chứng nhận trong nuôi trồng thủy sản, điều gì đã dẫn đến thách thức này?

nuôi cá tra ở Bangladesh
• 11:53 21/10/2021

Vĩnh Long: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản giảm trên 15%

Toàn tỉnh Vĩnh Long hiện có gần 2.100ha đang nuôi thả thủy sản, giảm 4,1% so với cùng kỳ. Trong đó, diện tích đang thả nuôi cá tra thâm canh giảm 5,7%. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, xuất khẩu cá tra gặp khó, giá bán cá ở mức khá thấp, khiến cho diện tích nuôi trồng thủy sản giảm

nuôi cá điêu hồng
• 10:49 13/10/2021

Xu hướng tiêu thủy sản Gen Z và ảnh hưởng mạng xã hội 2025

Thế hệ Z (Gen Z), năng lượng lao động và tiêu dùng chủ chốt của tương lai, đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng nhưng mạnh mẽ trên thị trường tiêu dùng toàn cầu. Với sự gắn kết bẩm sinh với công nghệ và mạng xã hội, họ không chỉ thay đổi cách chúng ta giao tiếp mà còn định hình lại thói quen ăn uống, đặc biệt là với các sản phẩm thủy sản.

Gen Z và hải sản
• 15:53 10/06/2025

Vương quốc Anh đầu tư 3,5 triệu bảng hỗ trợ phát triển thủy sản bền vững tại Việt Nam

Trong nỗ lực thúc đẩy phát triển thủy sản bền vững, Vương quốc Anh vừa công bố gói đầu tư trị giá 3,5 triệu bảng Anh nhằm hỗ trợ Việt Nam cải thiện ngành thủy sản, tăng cường quản lý tài nguyên biển và phát triển chuỗi giá trị hải sản theo hướng bền vững.

Ao tôm
• 09:42 28/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 09:57 14/03/2025

Cá tra Việt Nam liệu có đáng bị xem là thực phẩm “kém chất lượng” ở châu Âu?

Cá tra từ lâu đã là “ngôi sao sáng” trong ngành thủy sản Việt Nam, góp phần đưa tên tuổi nước ta vươn xa trên bản đồ xuất khẩu thế giới.

Cá tra
• 10:05 10/03/2025

Nghêu Việt Nam: Tăng trưởng liên tục

Ngành xuất khẩu nghêu của Việt Nam đang thực sự gây ấn tượng mạnh mẽ trên bản đồ thương mại thủy sản quốc tế. Với những con số tăng trưởng đầy lạc quan trong nửa đầu năm 2025, nghêu không chỉ khẳng định vị thế của mình mà còn mở ra một chương mới đầy triển vọng cho kinh tế biển Việt Nam. Đây không chỉ là câu chuyện về kim ngạch, mà còn là hành trình vươn lên của một ngành hàng tiềm năng, từ những bãi bồi ven biển đến bàn ăn của người tiêu dùng toàn cầu.

Nghêu
• 16:25 22/06/2025

Tôm lột xác sai chu kỳ do có mưa lớn kéo dài

Mưa lớn kéo dài luôn là một trong những nỗi lo hàng đầu của người nuôi tôm, không chỉ vì nguy cơ xói mòn bờ ao, mà còn vì những tác động tiêu cực đến môi trường nước và sức khỏe tôm nuôi. Trong đó, hiện tượng tôm lột xác sai chu kỳ do ảnh hưởng của mưa là một vấn đề nghiêm trọng, gây thiệt hại không nhỏ đến năng suất và lợi nhuận.

Vỏ tôm lột
• 16:25 22/06/2025

Mùa khai thác rong mơ ở Quảng Ngãi: Lộc vàng từ biển cả

Mỗi năm, khi nắng bắt đầu gắt và biển lặng hơn vào đầu mùa hè, người dân ven biển Quảng Ngãi lại tất bật bước vào mùa khai thác rong mơ – một loài rong biển quý, có giá trị cao về mặt kinh tế và sinh thái. Không chỉ mang lại nguồn thu đáng kể cho ngư dân, rong mơ còn được xem là biểu tượng của sinh kế bền vững gắn với vùng ven biển miền Trung.

Khai thác rong mơ
• 16:25 22/06/2025

Tôm bơi lờ đờ và kéo đàn: Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm trong ao nuôi

Một trong những hiện tượng khiến người nuôi tôm lo lắng và cần đặc biệt chú ý chính là tôm bơi lờ đờ và kéo đàn. Đây không chỉ là biểu hiện của sự suy yếu mà còn có thể là lời cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng đang xảy ra trong ao, từ môi trường xuống cấp đến sự bùng phát của dịch bệnh.

Tôm bơi lờ đờ
• 16:25 22/06/2025

Loại cá mờm cơm: Từ món ăn bình dân đến đặc sản xuất khẩu

Tại những làng chài ven biển Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ, cá mờm cơm từ lâu đã là món ăn dân dã, gắn bó với đời sống ngư dân. Ít ai ngờ rằng, loài cá nhỏ bé này đang từng bước trở thành mặt hàng xuất khẩu giá trị, được ưa chuộng tại nhiều quốc gia châu Á và châu Âu. Hành trình từ bữa cơm gia đình đến bàn tiệc quốc tế của cá mờm cơm là một câu chuyện đầy thú vị về tiềm năng biển cả Việt Nam.

Cá mờm cơm
• 16:25 22/06/2025
Some text some message..