Ngành tôm Mexico đối mặt với khó khăn trước đe dọa tăng thuế của Mỹ

Tôm Mexico sẽ trở nên đắt đỏ hơn sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra tuyên bố mới nhất trên trang tweet sẽ đánh thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa NK từ Mexico vào ngày 10/6 và tăng lên mức cao nhất 25% trong các tháng tiếp theo.

Ngành tôm Mexico đối mặt với khó khăn trước đe dọa tăng thuế của Mỹ
Ảnh minh họa: laprensa.hn

Khi những lời đe dọa suông không đủ sức trấn áp được nạn nhập cư trái phép từ Mexico, Tổng thống Mỹ Donal Trump quyết mạnh tay hơn khi tuyên bố vào ngày 10/6 sẽ áp thuế 5% lên toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mexico. Nếu Mexico không có hành động ngăn chặn kịp thời nạn nhập cư, mức thuế sẽ tếp tục tăng lên 10% vào tháng 7; 15% vào tháng 8, 20% vào tháng 9 và 25% vào tháng 10.

Bill Hoenig, Phó Giám đốc điều hành Delta Blue Aquaculture, một công ty NK tôm có trụ sở tại Tucson, Arizona tin rằng ngành công nghiệp tôm của Mexico vẫn có thể đứng vững trong thời gian đầu của cuộc tấn công thương mại từ phía Mỹ, nhưng nếu mức thuế tiếp tục tăng cao thì sẽ phải đối mặt nhiều rắc rối lớn. Mức thuế 5% chưa đủ sức làm tổn hại ngành tôm Mexico, nhưng một khi tăng lên 10% và 15% thì chắc chắn Mexico phải đưa ra những quyết định khó khăn mới bảo đảm cho ngành tôm vượt qua được khó khăn.

Mỹ đã NK 371,9 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mexico trong năm 2018, đứng thứ 2 sau Trung Quốc (557,9 tỷ USD). Trong khi đó, Canada chỉ đạt kim ngạch 353,6 tỷ USD từ hoạt động NK hàng hóa của Mỹ. Nằm trong nhóm nguy cơ chịu tổn thương nghiêm trọng do thuế là các sản phẩm gồm xe ô tô, điện máy, thiết bị y tế và nông nghiệp.

Chiếm 43% trong tổng số lượng hàng nhập khẩu này là thủy sản, tương đương 93.868 tấn, trị giá 627,7 triệu USD. Đây là lượng thủy sản Mỹ đã nhập khẩu từ Mexico trong năm ngoái, giảm 1% khối lượng và 3% giá trị so năm 2017, theo số liệu của Cơ quan Quản lý Khí tượng và Đại dương quốc gia Mỹ (NOOA). Trong số 93.868 tấn thủy sản nói trên, có 24.884 tấn tôm, trị giá 282,6 triệu USD. Tới nay, tôm là sản phẩm thủy sản được Mỹ NK nhiều nhất từ Mexico, tiếp theo là cá ngừ. Mỹ đã nhập khẩu 8.434 tấn cá từ Mexico, chủ yếu là cá ngừ Albacore và cá ngừ vây xanh, trị giá 51,2 triệu USD trong năm 2018.

Trong tháng 3, Mexico đã xuất khẩu 2.104 tấn tôm sang Mỹ, thu về 23,9 triệu USD, tăng 22% so cùng kỳ năm ngoái, đứng thứ 6 trong số các nguồn cung tôm hàng đầu tại Mỹ, sau Ấn Độ, Indonesia, Ecuador, Thái Lan và Việt Nam.

Mexico nổi tiếng với nguồn cung tôm cỡ lớn, không đầu và còn vỏ. Loại tôm này thường khan hiếm vì ít nhà cung cấp do lợi nhuận sản xuất thấp hơn tôm lột vỏ.

Theo Urner Barry, cỡ tôm phổ biến nhất của Mexico là 21 – 25/pao giá dao động 4,8 - 4,9 USD/pound trong nhiều tháng. Do đó, bị áp thuế 5% đồng nghĩa giá tôm sẽ tăng 24 - 25 cent/pound. Hiện, tôm Mexico hưởng thuế 0% vào thị trường Mỹ nhờ Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Tuy nhiên, ở mức thuế 5%, ngành tôm Mexico vẫn đủ sức chống đỡ mọi chi phí gia tăng, nhưng khi thuế tăng cao hơn đúng như những gì ông Trump đe dọa thì chắc chắn XK tôm Mexico sang Mỹ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Còn Trong khi Mỹ sẽ mất đi một nguồn cung tốt tôm cỡ lớn, không đầu, còn vỏ.

Một số chuyên gia trong ngành cho rằng, ngành tôm Mexico cũng sẽ phải đối mặt một tương lai ảm đạm tại thị trường Mỹ, giống như ngành tôm Trung Quốc. Tôm Trung Quốc cũng phải chịu mức thuế trả đũa gia tăng từ 10% vào tháng 9 năm ngoái lên 25% vào 9/5 năm nay. 678 tấn tôm Trung Quốc được nhập khẩu trong tháng 3/2019, trị giá 3,5 triệu USD, giảm 65% khối lượng và 76% giá trị so cùng kỳ 2018. Và đây là số liệu NK trước khi mức thuế mới 15% được áp dụng.

Tuy nhiên, nếu Mexico có áp thuế trả đũa thì ngành thủy sản Mỹ cũng khốn đốn không kém. Mỹ đã xuất khẩu 19.774 tấn thủy sản sang Mexico vào năm ngoái, trị giá 71,2 triệu USD; trong đó cá hồi là mặt hàng xuất khẩu chủ lực với 2.801 tấn và trị giá 10,3 triệu USD.

Viện Nghiên cứu thủy sản quốc gia Mỹ (NFI) cho rằng, sau cùng thì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải gánh chịu chi phí thuế còn các doanh nghiệp thủy sản Mỹ sẽ khó hoạch định kế hoạch tương lai hơn bởi mất đi nguồn cung tôm truyền thống. Thủy sản Mexico đã trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa quan trọng cho người tiêu dùng Mỹ cả về số lượng và giá trị. Theo ông John Connelly, Chủ tịch NFI, đòn thuế của Mỹ chỉ khiến các kênh bán lẻ, chuỗi nhà hàng Mỹ mất đi một sự lựa chọn thủy hải sản chứ chưa chắc đã giải quyết được tình trạng nhập cư trái phép. Hơn thế nữa, chi phí của những khoản thuế này cuối cùng vẫn do người tiêu dùng Mỹ gánh chịu vì họ không thể dừng mua thực phẩm cho gia đình. Câu hỏi đặt ra, đến khi nào Mỹ sẽ dừng đòn thuế lên Mexico. Tuy nhiên, không một ai dám chắc bởi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đến giờ vẫn đang dai dẳng và những quyết định của ông Trump thì càng không thể nói trước được. 

Undercurrentnews
Đăng ngày 10/06/2019
Kim Thu - Vasep
Thế giới

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 10:20 22/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 10:52 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 10:21 06/11/2024

Ngành nuôi tôm ở Thái Lan 2024: Thành công và thách thức đáng chú ý

Năm 2024 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng cho ngành nuôi tôm ở Thái Lan, khi quốc gia này liên tục ghi nhận những thành tựu về sản lượng và chất lượng tôm, đồng thời đối mặt với nhiều thách thức từ biến đổi khí hậu và dịch bệnh.

Ao tôm
• 11:08 21/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 00:41 23/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 00:41 23/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 00:41 23/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 00:41 23/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 00:41 23/11/2024
Some text some message..