Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
Một sản phẩm tôm chế biến của Việt Nam. Ảnh: ptaseafood.com

Lâu nay, trên thị trường tôm thế giới, tôm Việt Nam thường gặp nhiều bất lợi do giá thành cao hơn tôm nhiều nước khác, nhất là tôm Ecuador và Ấn Độ. Theo Cơ quan Các dịch vụ nông nghiệp nước ngoài của Bộ Nông nghiệp Mỹ, trong quý 1 năm nay, giá tôm Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ bình quân 10,7 USD/kg. Trong khi đó, giá bình quân tôm nhập khẩu từ Ấn Độ là 8,2 USD/kg, tôm Ecuador là 6,7 USD/kg.

Do bất lợi về giá thành, trong những năm qua, để cạnh tranh được trên thị trường thế giới, ngành tôm Việt Nam đã tập trung vào những sản phẩm thế mạnh là tôm cỡ lớn và tôm chế biến sâu.

Tuy nhiên, theo TS Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, năm nay, giá tôm cỡ lớn xuất khẩu của Việt Nam giảm tới 30%. Nguyên nhân là do nhiều nước khác cũng đã đẩy mạnh phát triển nuôi tôm đạt kích cỡ lớn khiến cho sản lượng tôm cỡ lớn tăng lên.

Một thế mạnh nữa của ngành tôm Việt Nam là năng lực chế biến. Ở lĩnh vực chế biến tôm, trong 6 nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, thì đạt đến trình độ chế biến cao nhất là chế biến sâu, hiện chỉ mới có Việt Nam và Thái Lan. Nhờ vậy, dù phải chịu sức ép cạnh tranh mạnh mẽ bởi tôm giá rẻ từ Ấn Độ, Ecuador, trong những năm qua, tôm Việt Nam vẫn đứng vững, thậm chí là chiếm thị phần lớn nhất tại nhiều thị trường khó tính.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ở thị trường Úc, trong 8 tháng đầu năm 2022, tôm chế biến chiếm tới 40% trong tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang Úc. Với tỷ trọng như trên, tôm chế biến đã góp phần quan trọng giúp cho tôm Việt Nam xuất khẩu sang Úc đạt 272 triệu USD trong năm 2022, tăng tới 44% so với năm 2021 và tiếp tục chiếm thị phần lớn nhất trong tôm nhập khẩu vào Úc.

Hay tại thị trường Nhật Bản, trong nhiều năm qua, tôm Việt Nam luôn chiếm được thị phần lớn nhất, trong đó có đóng góp không nhỏ từ các sản phẩm chế biến sâu. Thị trường Nhật Bản đòi hỏi kỹ thuật chế biến tinh tế, tỉ mỉ phù hợp năng lực chế biến của các doanh nghiệp tôm Việt Nam.

Thu hoạch tômTôm mới thu hoạch ở Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: Sơn Trang (NNVN)

VASEP cho biết, các sản phẩm tôm Việt Nam chế biến xuất khẩu sang Nhật Bản giữ được ưu thế hơn so với các thị trường khác. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Nhật các sản phẩm như tôm phủ bột đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm tẩm bột xù, tôm thẻ PDTO Nobashi đông lạnh, tôm sú hấp đông lạnh, tôm chân trắng còn đuôi luộc đông lạnh, tôm thẻ bóc vỏ bỏ đầu bỏ đuôi hấp đông lạnh, tôm thẻ hấp đông lạnh…

Cũng theo TS Hồ Quốc Lực, ngay cả trong nửa đầu năm nay, dù xuất khẩu tôm nói chung gặp rất nhiều khó khăn, nhưng tại các thị trường lớn, ở phân khúc sản phẩm chế biến sâu, tôm Việt Nam vẫn đang chiếm thị phần lớn nhất.

Tuy vậy, các nước xuất khẩu tôm lớn khác cũng đang nỗ lực để nâng cao năng lực chế biến tôm. Do đó, TS Hồ Quốc Lực cho rằng, ngành tôm Việt Nam không thể dừng lại ở trình độ chế biến hiện tại mà phải có chiến lược về sản phẩm để có bước phát triển cao hơn nữa. Ví dụ bây giờ, trong chế biến tôm có dạng phối chế với mức độ phức tạp cao hơn nhưng thu hút được nhiều khách hàng hơn. Có những phân khúc thị trường mà ngành tôm Việt Nam đã đi trước, và có thể nói là ở vị thế gần như độc quyền, thì cũng cần tiếp tục được củng cố, nâng cao để giữ vững được thị trường.

Nông Nghiệp Việt Nam
Đăng ngày 20/07/2023
Sơn Trang
Chế biến
Bình luận
avatar

Một số hình thức tôm xuất khẩu (đông lạnh, lột vỏ, chế biến,...)

Ngành công nghiệp xuất khẩu tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản toàn cầu, đặc biệt là tại Việt Nam.

Tôm đông lạnh
• 10:32 25/07/2024

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Giải oan cho loài cá xấu xí nhất thế giới

Trên thế giới không hiếm sinh vật biển nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp; thế nhưng đối với trường hợp của loài cá Blobfish thì cá biệt hơn bởi chúng gây chú ý với nhiều người nhờ vào vẻ ngoài “có một không hai” của mình.

Cá giọt nước
• 13:51 27/07/2024

Thủy sản nuôi trồng tăng 4,1% và khai thác tăng 1%

Báo cáo của Cục Thủy sản cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng thủy sản khai thác chưa giảm được theo kế hoạch tuy nhiên tỷ lệ tăng đã thấp hơn nuôi trồng; cụ thể sản lượng nuôi trồng tăng 4,1% còn khai thác chỉ tăng 1%.

Tàu cá
• 13:51 27/07/2024

Tổng sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2024 tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2023

Theo Trung tâm chuyển đổi số và Thống kê Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và PTNT), sản lượng thủy sản tháng 6/2024 ước đạt 869,5 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, sản lượng cá đạt 1.727,1 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng tôm đạt 366,6 nghìn tấn, tăng 4,1%.

Cá biển
• 13:51 27/07/2024

Kích thích hệ miễn dịch cho tôm nên sử dụng sản phẩm có chứa thành phần nào?

Để bảo vệ sức khỏe và nâng cao sức đề kháng của tôm, việc kích thích hệ miễn dịch thông qua việc sử dụng các sản phẩm chứa những thành phần đặc biệt là rất cần thiết. Các thành phần này không chỉ giúp tôm phát triển khỏe mạnh mà còn giảm thiểu rủi ro mắc bệnh, từ đó tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.

Tôm thẻ
• 13:51 27/07/2024

Quản lý tốt chất thải trong ao nuôi tôm

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, quản lý chất thải là một trong những yếu tố then chốt quyết định đến sự thành công và bền vững của mô hình nuôi. Đặc biệt, với ao nuôi tôm, chất thải từ thức ăn dư thừa, phân tôm và các chất hữu cơ khác có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng nếu không được quản lý đúng cách.

Vỏ tôm lột
• 13:51 27/07/2024
Some text some message..