Ngao hai cùi đã được phép xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc

Từ ngày 10/5, Vụ Giám sát kiểm dịch động thực vật, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã chấp thuận bổ sung ngao hai cùi vào danh sách các loài động vật thủy sản của Việt Nam được phép nhập khẩu vào thị trường Trung Quốc.

Ngao hai cùi
Quảng Ninh hỗ trợ nông dân Vân Đồn tiêu thụ ngao hai cùi

Quyết định này được dựa trên cơ sở đề nghị của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NN&PTNT). Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cũng yêu cầu các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu sang Trung Quốc phải thực hiện đăng ký thẩm định, cấp chứng thư xuất khẩu theo đúng quy định.

Ngao hai cùi (hay còn gọi là ngao hai cồi, ngao giá) được nuôi chủ yếu tại huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, 90% sản lượng xuất bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, 10% phục vụ nhu cầu nội địa, chủ yếu dành cho khách du lịch…, với giá giao động từ 90.000 - 110.000 đồng/kg. Hàng năm tổng sản lượng ngao hai cùi toàn tỉnh Quảng Ninh là khoảng 10.000-12.000 tấn.

Thời gian vừa qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, toàn tỉnh Quảng Ninh có trên 3.000 tấn ngao hai cùi gặp khó khăn cho việc tiêu thụ, giá rớt xuống chỉ dao động từ 30.000 đồng - 50.000 đồng/kg (tùy kích cỡ). Thực tế, lượng ngao hai cùi tồn đọng có thể lên đến 7.000 - 8.000 tấn do có nhiều hộ nuôi trồng tự phát không có giấy phép của UBND huyện, nhiều hộ có giấy phép nhưng lại nuôi vượt quá diện tích được cấp.

Chính vì vậy, UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ NN&PTNT tháo gỡ khó khăn xuất khẩu thủy sản vào thị trường Trung Quốc. Theo đó, tỉnh đã đề xuất Bộ NN&PTNT đề nghị phía Trung Quốc bổ sung danh mục sản phẩm thủy sản được phép nhập khẩu vào Trung Quốc, là sứa muối phèn, ngao hai cùi và rươi.

Báo Công Thương
Đăng ngày 13/05/2020
Kinh tế

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 03:40 26/09/2023

Bình Định tiếp tục tăng cường công tác phối hợp phòng chống khai thác IUU

Trong thời gian gần đây, các lực lượng chức năng: Hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư của một số nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Brunei, Philippin… đã gia tăng số lượng tàu tuần tra, tăng tần suất các hoạt động truy quét, tuần tra, giám sát trên biển và xử lý kiên quyết, cứng rắn đối với các tàu cá nước ngoài hoạt động đánh bắt trên vùng biển của họ và các vùng biển chồng lấn, vùng biển giáp ranh và có tranh chấp với nước ta.

Tàu cá
• 03:40 26/09/2023

Xu hướng đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản

Ngoài việc tập trung nguồn lực với các đối tượng nuôi chủ lực thì hiện nay ngành nuôi trồng thủy sản cũng phát triển đa dạng hóa đối tượng nuôi nhằm khai thác tốt diện tích mặt nước, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người dân, phù hợp với điều kiện địa phương.

Tôm thẻ
• 03:40 26/09/2023

Cá lau kiếng là gì? Trứng cá lau kiếng có độc không?

Cá lau kiếng là một loại cá có khả năng làm sạch bể nước và có thể được sử dụng để chế biến thành nhiều món ngon.

Cá lau kiếng
• 03:40 26/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 03:40 26/09/2023