Nghệ An: 5 người chết vì mưa lũ, thiệt hại khoảng hơn 600 tỷ đồng

Nghệ An: 5 người chết vì mưa lũ, thiệt hại khoảng hơn 600 tỷ đồng

Lu-Nghe-An
Nghệ An có gần 17.000 ha lúa trong thời kỳ thu hoạch bị ngâm nước và có nguy cơ mất trắng.

Tính đến chiều ngày 9/9, trên địa bàn Nghệ An đã có 5 người chết gồm: cháu Nguyễn Văn Nam (SN 2008, ở xóm 14, xã Quỳnh Lâm, huyện Quỳnh Lưu), bị chết đuối do ngã xuống mương lúc 7h ngày 6/9; anh Phạm Văn Giáp (SN 1994, ở xóm 12, xã Nghĩa Bình, huyện Tân Kỳ), bị chết đuối vào lúc 14h30 ngày 6/9, do đi đón trâu, qua suối bị nước cuốn trôi, đã tìm thấy xác lúc 14h ngày 8/9;

Anh Lang Văn Bắc (SN 1991, ở thôn Cẩm Hòa, xã Cẩm Sơn, huyện Anh Sơn), đi đuổi trâu bị nước cuốn trôi, tìm thấy xác lúc 14h ngày 8/9; em Phan Văn Nhị (SN 2002, ở xóm Bắc Sơn, xã Long Thành, huyện Yên Thành), bị chết đuối, tìm thấy xác lúc 16h ngày 7/9; anh Phan Thanh Thắng (SN 1974, ở xóm khe Đổ, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp), bị chết đuối ngày 6/9, đã tìm thấy xác ngày 7/9.

Trong 7 người bị thương có 5 người ở huyện Anh Sơn, 2 người huyện Yên Thành.

Đến thời điểm này, có 12 nhà bị vùi lấp, sạt lở, cuốn theo con nước (10 nhà bị sập đổ, 2 nhà bị đất đá vùi lấp); 83 nhà tốc mái và hư hại; 14 nhà phải di dời khẩn cấp và hơn 5.783 nhà bị ngập. Bên cạnh đó, có 12 điểm trường bị ảnh hưởng (trong đó có 3 điểm trường bị đất đá sạt lở, 22 phòng học bị ngập; 1.120 học sinh phải nghỉ học, 70 bộ bàn ghế và 170 cuốn sách bị hư hỏng).

Cơn mưa kéo dài cũng làm cho 16.900 ha lúa bị ngập; ngô, rau màu các loại bị ngập, thiệt hại 7.543,9ha; cây công nghiệp và cây ăn quả bị ngập, thiệt hại 2.075,2ha. Diện tích đất canh tác bị xói lở và bồi lấp: 39,08ha; làm hơn 10.760 con đại gia súc, gia cầm… bị chết.

Mưa lớn cũng làm 15.622m3 đất, đá xây dựng kênh mương bị sạt lở, hư hỏng, làm vỡ một cái đập, hàng trăm ngàn m3 công trình thủy lợi hồ chứa, đập dâng bị sạt lở, hư hỏng 36 cái (khoảng 14.400m3 đất, đá xây 11.970m3 và 3600m3 bê tông bị sạt lở, hư hỏng).

sat-lo-o-nghe-an

Công tác khắc phục hậu quả lũ lụt được triển khai khẩn cấp

Mưa lũ cũng làm cho đường giao thông nông thôn bị sạt lở 46,98km và 121.641 m3 đất, 350m3 đá xây, cầu tràn bị hư hỏng và cuốn trôi 19 cái (trong đó 6 cái bị trôi và 13 cái hư hỏng); gần 100 cống, cầu tạm, ngầm bị hư hỏng; diện tích nuôi trồng thủy sản bị ngập 2.176,94 ha; lồng bè bị thiệt hại: 22 cái; 18 cột (1 cột trung thế, 17 cột hạ thế) bị gãy đổ, hơn 5km dây điện bị đứt và làm 1 trạm biến thế bị hư hỏng.

Đến thời điểm này chưa có con số thiệt hại cụ thể về tiền, nhưng trao đổi với PV Dân trí cuối giờ chiều ngày 9/9, một lãnh đạo Chi cục PCLB Nghệ An cho biết: Theo thống kê sơ bộ con số thiệt hại về kinh tế do mưa lũ gây ra trên địa bàn từ ngày 2-9/9/2012 có thể lên đến hơn 600 trăm tỷ đồng. Cũng theo lãnh đạo này thì đó là con số chưa cụ thể, hiện UBND tỉnh Nghệ An đang cho cán bộ các địa phương kiểm tra, nắm lại cụ thể.

canh-dong-muoi-nghe-an

Nhiều cánh đồng muối của ngư dân Quỳnh Lưu cũng bị nước ngập băng

Hiện tại địa bàn Nghệ An không còn mưa, trời hửng nắng và mực nước các con sông đang xuống chậm… Gần 6.000 ngôi nhà bị ngập, ngâm nước trong mấy ngày qua đang được chính quyền các địa phương triển khai thau rửa, dọn dẹp…

UBND tỉnh Nghệ An cũng chỉ đạo Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và PTNT, Tài Nguyên và Môi trường hướng dẫn các địa phương triển khai ngay các biện pháp xử lý môi trường, phun thuốc tiêu độc, khử trùng, xử lý nước sinh hoạt; cung cấp thuốc chữa bệnh, hoá chất, hướng dẫn nhân dân vệ sinh môi trường, không để dịch bệnh bùng phát ở người và gia súc gia cầm.

Dân Trí
Đăng ngày 09/09/2012
Nguyễn Duy
Môi trường

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Giải pháp phục hồi bền vững nguồn lợi thủy sản tại Việt Nam

Nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quan trọng trong cả hệ sinh thái tự nhiên và nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đã dẫn đến suy giảm nghiêm trọng trữ lượng thủy sản, gây ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng sinh thái và sinh kế của người dân.

Đánh bắt cá
• 09:38 23/10/2024

Nuôi cá lồng bè: Khó khăn tăng dần khi ô nhiễm nguồn nước tăng cao

Nuôi cá lồng bè, dù mang lại nhiều lợi ích kinh tế, nhưng đang phải đối mặt với những khó khăn ngày càng gia tăng, đặc biệt là do tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng.

Nuôi lồng bè
• 14:17 16/10/2024

Sự cần thiết của cá mập đối với đại dương

Biển xanh sâu thẳm thống trị bởi loài cá mập hung tợn, mà mỗi khi nhắc đến ai cũng phải rùng mình. Mặc dù hung dữ là vậy, thế nhưng cá mập lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với đại dương. Chúng là những kẻ săn mồi đỉnh cao, kiểm soát số lượng con mồi và giúp duy trì sự đa dạng sinh học.

Cá mập
• 10:52 15/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 21:23 26/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 21:23 26/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 21:23 26/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 21:23 26/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 21:23 26/10/2024
Some text some message..