Nghệ An: Ngon, sạch tôm sông Nam Đàn

Thả “đó” từ 3 – 4 h chiều hôm trước đến tận 5 – 6 h sáng hôm sau mới vớt “đó” lên, mỗi ngày họ kiếm được 200- 300 ngàn đồng, đó chính là nghề đánh tôm trên sông Lam ở Nam Đàn.

tôm sông
Niềm vui của người dân làng chài, mỗi lần thuyền đánh tôm về bến

Người dân vạn chài sống bằng nghề sông nước ở Nam Đàn, từ lâu đã quen với nghề lấy sỏi, đánh bắt tôm, cá, hến… gần như mỗi vùng gắn liền với một công việc mà họ đã làm từ lâu đời. Riêng với tôm, làng chài Tân Lam, xã Nam Lộc có vẻ đánh bắt chuyên nghiệp hơn cả. Ở đây có mấy chục hộ dân tuy đã “lên bờ”, nhưng hàng ngày họ vẫn bám sông, đánh tôm để kiếm kế sinh nhai.

Theo bà con, dân vạn chài ở đây đánh bắt tôm bằng nhiều phương tiện: lưới kéo, thả đó tre, đó lưới... Lưới kéo thì nay ít người dùng vì đánh tôm không mấy hiệu quả, còn đó tre thì hợp với người cao tuổi vì tốn ít sức lực, nhưng đan lát công phu. Nhà nào dùng đó tre thì có khoảng 150 – 200 chiếc, mỗi chiếc dài khoảng 60 cm, đầu to gắn 2 cái tôi có đường kính khoảng 10 cm, đầu nhỏ là nắp đóng mở. Phổ biến nhất là dùng đó lưới, mỗi nhà làm nghề có khoảng vài trăm cái đó lưới nhiều tầng. Mỗi đó dài gần 10 m, có trên dưới 30 cửa ra vào, nếu mua ngoài chợ có giá khoảng 250 nghìn đồng/chiếc.


 Từ 4 – 5 h sáng, người đánh tôm đã có mặt trên sông để kéo đó lấy tôm


 Người dân vạn chài Nam Lộc thả đó bắt tôm trên sông Lam

Hàng ngày khoảng 4 – 5h chiều, người dân đánh tôm sẽ mang hết số lượng đó của nhà mình ra thả trên sông. Đó lưới cũng như đó tre được kết nối thành một dây dài hàng trăm mét thả trôi theo dòng nước, đầu dây phía thượng nguồn cột vào một cọc neo. Công việc còn lại là canh chừng kẻ trộm hoặc đề phòng thuyền bè đi trên sông kéo đứt dây.

Sáng hôm sau, khi trời chưa sáng, người đánh tôm đã bắt đầu chèo thuyền đi kéo đó. Trong lúc vớt đó, tôm được tập kết vào trong một cái đó dự trữ để tôm sống. Tôm sông Lam ở đây kích thước như ngón tay út, to thì bằng ngón tay cái, thỉnh thoảng mới gặp 1 vài con 3 – 4 lượng. Mỗi buổi đánh bắt, mỗi nhà cũng kiếm được từ 1 đến vài cân tôm, tùy vào thời tiết và sự may mắn. Mùa tôm bội thường diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 hàng năm.


  Tôm sông được thị trường ưa chuộng

Tôm sông ở Nam Đàn sạch, ngon, nên đắt khách, tầm 6 h sáng, các thuyền đánh tôm trong vùng thường tập kết tại bến Ba Ra để bán sỉ cho dân buôn. Nhà nào rảnh rỗi thì mang tôm lên chợ Sa Nam sẽ cao hơn vài giá. Tôm tươi đưa ra chợ, cũng chỉ một thoáng là hết, nhiều khách hàng còn gọi điện đặt trước, khi tôm chưa kéo lên khỏi mặt sông. Giá tôm tươi bán sỉ tại bến là 180 – 200 nghìn đồng/kg.

Một lái buôn người Vinh có mặt sớm tại bến Ba Ra cho biết: Từ ngày rộ tin thực phẩm trên thị trường nhiễm hoá chất, tôm sông lại càng đắt giá, nhiều người tìm, nên khó mua hơn.

Cả làng chài, mỗi ngày cũng chỉ kiếm được vài chục cân tôm, nhiều ít tuỳ vào hên xui, nhưng người dân nơi đây vẫn bám sông để sống.

Điều đặc biệt là họ luôn chú ý đánh bắt tôm bằng các phương tiện thân thiện với môi trường, lên án việc đánh bắt tôm, thuỷ sản bằng kích điện và hoá chất. Ông Nguyễn Văn Thắng (52 tuổi, xóm Tân Lam) – người có hơn 40 năm trong nghề đánh bắt tôm sông, cho biết: “Ngày trước tôm sông nhiều, phương tiện đánh bắt thô sơ, nay phương tiện hiện đại thì tôm sông lại ít. Dù đánh bắt kiểu gì, dân chài Tân Lam chúng tôi cũng luôn nghĩ đến sự an toàn cho môi trường, cho nguồn sống lâu dài của chính chúng tôi”. 

Báo Nghệ An, 21/06/2016
Đăng ngày 21/06/2016
Huy Thư
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Lý do vì sao xuất khẩu sò điệp của Việt Nam qua Trung Quốc tăng nhanh chóng

Xuất khẩu sò điệp là một trong những lĩnh vực đáng chú ý trong ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt đối với thị trường Trung Quốc. Trong những năm gần đây, xuất khẩu sò điệp từ Việt Nam sang Trung Quốc đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng đáng kinh ngạc.

Sò điệp
• 07:06 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:06 15/01/2025

Vì sao nên ưu tiên diệt tảo vào ban đêm thay vì ban ngày?

Tảo hay gọi chung là “thủy sinh thực vật” – một thành phần không thể thiếu trong nuôi tôm. Tuy nhiên, sự phát triển quá mức của tảo (hay hiện tượng nở hoa tảo) lại mang đến nhiều rủi ro, đặc biệt khi xử lý không đúng thời điểm.

Tảo
• 07:06 15/01/2025

Nuôi cá chẽm: Lợi nhuận cao nhờ giá bán ổn định

Cá chẽm, một trong những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, đang trở thành lựa chọn hấp dẫn cho nhiều người nuôi trồng thủy sản. Loài cá này không chỉ nổi tiếng vì chất lượng thịt thơm ngon mà còn nhờ vào giá bán ổn định, mang lại lợi nhuận bền vững cho người nuôi.

Cá chẽm
• 07:06 15/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 07:06 15/01/2025
Some text some message..