Nghệ An: Tập trung chuyển đổi nghề khai thác thủy sản

Từ vụ hè thu năm 2013, tỉnh Nghệ An chủ trương chuyển dần nghề khai thác từ vùng lộng, ven bờ sang vùng khơi. Việc làm này nhằm giảm áp lực khai thác thủy sản ven bờ, tăng hiệu quả khai thác, đảm bảo lợi ích kinh tế bền vững cho ngư dân gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ và bảo vệ môi trường biển.

khai thác thủy sản ở Nghệ An
Ảnh minh họa

Tỉnh Nghệ An có trên 4.000 tàu thuyền khai thác thủy sản, nhưng có đến 3/4 số tàu thuyền chủ yếu khai thác ở vùng lộng, ven bờ, nên mật độ tàu thuyền khai thác quá mức cho phép (1,4 km2/tàu) làm giảm năng suất khai thác, gây cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ.

Tại các huyện ven biển như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò, trước đây các nghề như kéo tôm, ốc hương, … cho sản lượng và thu nhập cao, thì nay sản lượng giảm đáng kể. Ngư dân còn sử dụng cả chất nổ, xung điện khai thác kéo theo nhiều hệ quả xấu về môi trường biển, mất cân bằng sinh thái.

Trước thực trạng trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghệ An có kế hoạch từ nay đến năm 2015 sẽ chuyển đổi từ khai thác vùng lộng, ven bờ sang vùng khơi cho 120 tàu thuyền, với các nghề được chuyển đổi là rê gần bờ, lưới kéo tôm, lưới kéo gần bờ, sang các nghề câu mực, câu cá thu, cá ngừ, vây, lưới kéo xa bờ.

Tỉnh Nghệ An sẽ huy động kinh phí từ 3 nguồn là vốn ngân sách, vốn vay ưu đãi, vốn tự huy động của ngư dân để thực hiện việc chuyển đổi nghề khai thác. Trong đó vốn ngân sách sẽ hỗ trợ kinh phí đào tạo, xây dựng mô hình chuyển đổi, du nhập nghề mới.

Hiện tỉnh đang nghiên cứu để ban hành các chính sách liên quan đến hỗ trợ ngư dân chuyển đổi nghề từ các nghề khai thác xâm hại đến nguồn lợi và hệ sinh thái sang nghề khai thác vùng khơi; chính sách hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho ngư dân tham gia hoạt động khai thác thủy sản trên biển; chính sách hỗ trợ rủi ro cho ngư dân.

Báo Chính phủ
Đăng ngày 19/07/2013
Văn Nhật
Đánh bắt

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:55 12/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 07:55 12/12/2024

Phèn ngăn cản việc gây màu nước cho ao nuôi tôm

Trong nuôi tôm, việc gây màu nước là một bước quan trọng để tạo môi trường lý tưởng cho sự phát triển của tôm.

Ao tôm phèn
• 07:55 12/12/2024

Hiệp hội Cá tra kiến nghị 6 giải pháp phát triển

Giá cá tra nguyên liệu ở một số địa phương ĐBSCL đang tăng lên 29.000-30.000 đồng/kg giúp người nuôi có lời. Tuy nhiên, nhiều tháng qua giá bán chỉ 27.000 – 28.000 đồng/kg (cỡ 0,75 – 0,95 kg/con) trong lúc giá thành sản xuất 26.000 – 27.000 đồng/kg khiến bất ổn kéo dài nên Hiệp hội Cá tra Việt Nam vừa kiến nghị 6 giải pháp để phát triển bền vững.

Cá tra
• 07:55 12/12/2024

Tạo màu nước trong ao để chuẩn bị sang tôm

Việc tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng để chuẩn bị môi trường sống tối ưu trước khi tiến hành sang tôm. Màu nước không chỉ là yếu tố thẩm mỹ mà còn thể hiện chất lượng môi trường ao nuôi. Một màu nước ổn định và phù hợp có thể giúp giảm căng thẳng cho tôm, duy trì hệ sinh thái tự nhiên và ngăn ngừa sự phát triển của các loại vi khuẩn hay sinh vật có hại.

Ao nuôi tôm
• 07:55 12/12/2024
Some text some message..