Nghề mành chụp: Dễ làm, hiệu quả cao

Nghề biển ở Bình Định ngày càng phát triển, năng lực khai thác thủy sản được nâng cao, nhiều ngư dân đã chuyển đổi từ nghề lưới vây sang mành chụp để tăng hiệu quả kinh tế.

Nghề mành chụp: Dễ làm, hiệu quả cao
Tàu cá làm nghề mành chụp của ngư dân xã Cát Khánh (Phù Cát) ra khơi.

Bên cạnh các loại nghề đánh bắt truyền thống, như: lưới vây ánh sáng (còn gọi mành rút), câu cá ngừ đại dương… vài năm trở lại đây, ngư dân trong tỉnh đã phát triển thêm nghề mành chụp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

đánh bắt, thủy sản, nghề cá, đánh bắt cá, nghề mành chụp, nghề lưới vây

Tàu vỏ thép của ngư dân Nông Thành Điền, ở xã Cát Thành (Phù Cát) làm nghề mành chụp.

Sau hơn 25 năm làm nghề mành rút, câu tay, mành lùa…. năm 2016, ngư dân Nông Thành Điền, ở xã Cát Thành, huyện Phù Cát, vay vốn Nghị định 67 đóng mới tàu cá vỏ thép công suất 829 CV để làm nghề mành chụp. Bình quân mỗi chuyến biển, tàu anh Điền đánh bắt từ 15-20 tấn cá mực, có chuyến trúng biển được đến 40 - 50 tấn. Anh Điền cho biết: “Nghề mành chụp dễ làm hơn nghề mành rút. Vùng biển hoạt động tại ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa, đánh bắt thủy sản đạt sản lượng cao, trong đó sản lượng mực xà là chính. Bình quân mỗi phần “bạn” thu nhập 10 triệu đồng/người/tháng, có khi hơn 30 triệu đồng/người/tháng”.

Theo anh Điền, nghề mành chụp khai thác thủy sản ở tầng nước nổi quanh năm. Trên tàu làm nghề mành chụp trang bị hệ thống đèn cao áp công suất 1.000W/bóng với số lượng từ 300 bóng trở lên. Sau khi dùng máy dò để tìm luồng cá mực, ngư dân sẽ bật điện để dụ cá mực. Sau đó, thả lưới bằng 4 gọng từ trên tàu bung lưới căng ra 4 phía. Đèn được tắt dần, ngư dân sẽ thả lưới, rồi rút lưới để dồn cá mực vào túi lưới và thu lưới lên tàu.

Cách đây 2 năm, ngư dân Lê Văn Chiều, ở xã Hoài Thanh (huyện Hoài Nhơn) đăng ký vay vốn đóng tàu vỏ thép làm nghề mành chụp theo Nghị định 67. Từ thực tế đánh bắt hải sản, anh Chiều bộc bạch: “Mành rút làm bằng lưới nylon, mành lại lớn nên lực lượng lao động phải đủ từ 12 người trở lên mới làm được, còn mành chụp thì 9-10 người vẫn ra khơi làm bình thường bởi mành chụp làm bằng lưới cước, mành nhỏ. Mành chụp khai thác thủy sản vẫn dùng ánh sáng để dẫn dụ cá mực như mành rút, nhưng thao tác đơn giản hơn, có thể đánh bắt liên tục từ 10 - 12 chỗ lưới/đêm. Bởi vậy, khi tôi bán tàu vỏ gỗ làm nghề mành rút để chuyển qua đóng tàu vỏ thép thì đã đăng ký làm nghề mành chụp. Nhờ chính sách hỗ trợ của Nhà nước nên mới chuyển nghề, chứ nếu không ngư dân chúng tôi khó mà có nhiều vốn như thế để đầu tư đóng tàu, sắm ngư lưới cụ”.

Năm 2016, ngư dân Nguyễn Ngọc Châu, ở xã Cát Khánh (huyện Phù Cát) đã quyết định bán hết 5 chiếc tàu vỏ gỗ đang làm nghề mành rút, câu cá ngừ đại dương, hậu cần nghề cá và vay vốn Nghị định 67 để đóng tàu cá vỏ thép công suất 880 CV, làm nghề mành chụp. Qua 20 chuyến biển, bình quân mỗi chuyến tàu anh Châu đánh bắt 30 tấn thủy sản; có chuyến trúng đậm đánh bắt được 170 tấn thủy sản, thu nhập hơn 1,2 tỉ đồng, mỗi phần “bạn” được chia tới hơn 37 triệu đồng. Theo anh Châu, so với mành rút thì nghề này đầu tư ngư lưới cụ ít chi phí hơn, quá trình đánh bắt ít gặp rủi ro bị mất lưới do nước xoáy như mành rút.

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản (Sở NN&PTNT), tính đến hết tháng 2.2019, toàn tỉnh có 227 tàu làm nghề mành chụp. Ông Lê Văn Bích, Phó trưởng phòng Khai thác và Phát triển nguồn lợi Thủy sản (Chi cục Thủy sản), cho biết: Mành chụp là kỹ thuật khai thác thủy sản kết hợp ánh sáng, lưới có cấu trúc như vó quăng đánh bắt theo hướng chủ động nhờ hệ thống gọng, lưới cước và hệ thống khoen có lực chìm nặng giúp lưới chìm nhanh, sâu hơn, đánh bắt đạt hiệu quả cao. Nghề mành chụp đã dần được phát triển và nhân rộng, được nhiều ngư dân trong tỉnh chọn làm, hoạt động có hiệu quả, góp phần phát triển nghề biển của tỉnh. 

Báo Bình Định
Đăng ngày 24/04/2019
Đoàn Ngọc Thuận
Đánh bắt

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 13:42 07/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 13:42 07/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 13:42 07/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 13:42 07/11/2024

Thị trường cá rô phi biến động, tác động gì đến cá tra Việt Nam

Cá rô phi và cá tra là hai loài cá thịt trắng phổ biến trên thế giới nhờ giá thành hợp lý, thịt thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường cá rô phi đang trải qua nhiều biến động về nguồn cung, sức tiêu thụ và giá cả, đặc biệt tại thị trường lớn như Hoa Kỳ.

Cá rô phi
• 13:42 07/11/2024
Some text some message..