Nghề nuôi trứng nước

Ở miền Tây lâu nay có cái nghề mà ít ai để ý, đó là nghề nuôi trứng nước. Nếu đem so với nuôi cá tra hay trồng lúa thì lợi nhuận của nó khiến nhiều người chết mê.

kéo trứng nước
Kéo trứng nước lúc trời còn chập choạng sáng. Ảnh: VĨNH SƠN

Trứng nước còn gọi là con đỏ hay bo bo (Moina), là một loài giáp xác nước ngọt nhỏ. Chúng là thức ăn lý tưởng cho cá bột và cá cảnh.

Bán trứng nước mà không biết nó… là con gì

Cứ tờ mờ sáng là việc thu hoạch trứng nước đã hoàn tất. Dân mua trứng nước chở chúng về nhà cho cá lóc hương, cá tra bột, cá thác lác cườm con (nghĩa là cá sơ sinh)… ăn.

Theo lão nông Lê Văn Sớt (ấp Mỹ Thuận, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang) thì nghề này xuất phát từ phong trào ươm nuôi cá lóc hương ở vùng cù lao Phú Thuận (Đồng Tháp). Hàng thập niên trước, ông Sớt nuôi cá tra hầm. Sau khi cất cá bán hết thì ông thấy có người từ miệt Phú Thuận vác lưới vào hầm mình kéo. Ông tò mò tìm hiểu nhưng gặng hỏi mãi cũng không tài nào biết được họ đang làm gì. Chỉ thấy họ dùng vợt kéo, xổ đáy vợt đổ vào thùng một mớ thứ gì đó quến cục như rong.

Sống ở nơi đồng lũ này từ cha sanh mẹ đẻ tới trên 50 tuổi, cứ nghe nói mùa nước nổi là có trứng nước nhưng ông Sớt không biết gì về nó. Ông nói: “Đến khi sự nghiệp con cá tra sụp đổ, nông dân quanh vùng bị thua lỗ nặng tui mới chuyển sang ươm cá tra bột. Lúc đó tui mới biết trứng nước. Bởi cá tra bột mới nở chỉ có cho ăn bằng trứng nước”.

Thấy giá trứng nước ngày một tăng mà khan hiếm nên ông nghĩ ra cách nuôi nó. Trên diện tích 20 công đất trồng lúa, ông thuê máy múc đê bao, chia làm bốn hầm. Một hầm ông thả nuôi cá tra thịt. Ba hầm còn lại không thả bất cứ cá gì mà chỉ để dành trữ nước thải từ ao nuôi cá tra. Nguồn nước này sẽ sản sinh trứng nước.

Sau gần một thập niên làm nghề nhưng đến nay ông Sớt cũng như nhiều bạn nghề không sao biết được trứng nước hình thành theo cơ chế nào. “Có khi làm biếng không xuống hầm kéo một ngày là không còn miếng trứng nước. Mặc dù hôm qua nhìn mới thấy nó lên đỏ cả mặt hầm” - ông Sớt kể.

Luôn khan hiếm

Ông Sớt phải sang tận Đồng Tháp đặt làm ba cái vợt kéo trứng nước may bằng lưới cước mỏng mềm và rất nhặt. Miệng vợt bề ngang 3 m, dài 18 m. Cuối lưới vợt có miệng cột chặt, khi kéo xong mở xổ lưới ra đổ trứng nước vào thùng. Giữa vợt có một giàn lượt, ngăn rong tảo lọt vào, chỉ trứng nước mới lọt qua.

Chỉ cần đầu tư vốn múc đê bao 50 triệu đồng cho diện tích 20 công đất và một số vốn nuôi thêm hầm cá tra là mỗi ngày ông Sớt có thể ngồi chéo ngoảy lượm bạc triệu. “Trứng nước giống như những ấu trùng nhỏ li ti hay loại vi khuẩn gì đó mà sản sinh từ nguồn nước thải của ao nuôi cá tra. Hầm nào cho cá ăn nhiều cám và cá biển xay thì nước thải của nó tạo trứng nước nhiều. Chỉ cần vậy là hằng ngày có thể xúc trứng nước lên bán. So với trồng lúa hoặc nuôi cá tra thịt thì nó lời và khỏe hơn rất nhiều” - ông Sớt chia sẻ.

Hiện nay, trên những cánh đồng miền Tây lũ đã về nên nước ngập mênh mông và không ít người cũng đi xúc trứng nước bán. Do vậy, giá trứng nước nuôi giảm còn 10.000 đồng/kg. Hễ chuyển sang mùa khô là giá trứng nước nuôi tăng cao, có lúc lên đến 40.000 đồng/kg. Hiện thời quân bình mỗi ngày từ diện tích ba ao nuôi trứng nước, ông Sớt cũng thu về trên dưới 1 triệu đồng tiền lời. Vào mùa khô, có ngày ông xúc được 500 kg trứng nước, bán với giá 30.000 đồng/kg, thu về 15 triệu đồng lời. “Ai có điều kiện làm nghề này thì thu lời dữ lắm. Tui chỉ là người làm thuê, kéo trứng nước cho ông Sớt mà còn sống ổn. Trứng nước kéo lên bán không kịp ngơi tay mà lúc nào cũng khan hiếm. Có lúc người ta phải đến giăng võng trên bờ hầm ngủ, nằm chờ mà không có để mua” - ông Nguyễn Văn Giả, người kéo trứng nước thuê cho ông Sớt, kể.

Trứng nước được đổ vào thùng. Ảnh: VĨNH SƠN
Trứng nước được đổ vào thùng. Ảnh: VĨNH SƠN

Khá nhờ trứng nước

Ông Nguyễn Hòa Điền nhà ở Xép Ba Tiệm (ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang) nói: “Thấy nhu cầu dùng trứng nước rất cao nên tui nhảy vào làm lái. Bảy năm trước, tui đến các hầm nuôi trứng nước đặt mua, ướp nước đá, rồi chuyển đi bán khắp các tỉnh miền Tây, ra tận các tỉnh miền Trung như Bình Thuận, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và còn bán qua Campuchia. Nhờ nó mà gia đình tui từ hai bàn tay trắng vươn lên khấm khá”.

Ông Điền cho biết mua đi bán lại ông kiếm lời 1.400 đồng/kg. “Mấy năm trước có ngày tui mua và bán 3-4 tấn trứng nước, thu lợi 4-5 triệu đồng/ngày. Làm lái và nuôi trứng nước tính ra lợi nhuận cao có khi gấp cả chục lần so với trồng lúa. Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện để làm. Bởi nuôi trứng nước đòi hỏi đất nhiều, còn làm lái thì cần vốn lớn. Thời gian trước tui bán trứng nước gối đầu, bị giật nợ gần 200 triệu đồng. Ý vậy mà tui vẫn còn khá giả” - ông Điền thiệt kể.

Theo tìm hiểu của ông Điền, đến nay chưa có thực phẩm nào thay thế trứng nước, bởi nó có dinh dưỡng cao, giúp cá con chóng lớn và khỏe mạnh. Cũng có người dùng thuốc tạo được trứng nước mà không cần đến nguồn nước thải từ nuôi cá tra. Tuy nhiên, bí quyết này lại bị giấu kín. Nghề nuôi cá tra mấy năm gần đây suy sụp nên lượng nước thải để lấy ươm trứng nước bị cạn kiệt. Bên cạnh đó là gần đây phong trào nuôi cá lóc ở miền Tây rầm rộ khiến nhu cầu trứng nước cho cá lóc lòng ròng ăn rất lớn. Trứng nước vì vậy mà lúc nào cũng hút hàng. “Chính vì những yếu tố đó mà nghề nuôi trứng nước khó trở thành mô hình làm ăn kinh tế cao giúp nông dân trồng lúa chuyển đổi nghề để thoát nghèo” - ông Điền đánh giá.

Trứng nước là gì?

Trứng nước còn gọi là con đỏ hay bo bo (Moina), là một loài giáp xác nước ngọt nhỏ xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới và thường được gọi dưới tên chung là daphnia (rận nước). Chúng có thể sinh sản theo cách vô tính và hữu tính. Chúng là thức ăn lý tưởng dành cho cá con mới nở.

moina
Trứng nước nhìn dưới kính hiển vi. Ảnh: microscopy-uk.org.uk

Bo bo xuất hiện với mật độ cao ở các ao, hồ, vũng nước, dòng chảy chậm và đầm lầy nơi có nhiều chất hữu cơ. Chúng có thể sống trong môi trường nghèo ôxy, chịu đựng được sự biến đổi nhiệt độ trong ngày từ 5oC đến 31oC.

Nhiều nơi trên thế giới đã ươm nuôi bo bo làm thức ăn cho cá cảnh tại nhà. ĐH

Báo Pháp Luật TPHCM
Đăng ngày 08/10/2013
Vĩnh Sơn
Nuôi trồng

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:19 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 11:36 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:00 13/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 10:52 13/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 11:09 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 11:09 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 11:09 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:09 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 11:09 16/11/2024
Some text some message..