Nghề rong biển với triển vọng kinh tế và bảo vệ môi trường

Nghề khai thác và nuôi trồng rong biển ở Việt Nam được đánh giá là triển vọng kinh tế rất lớn, đồng thời có vai trò quan trọng trong bảo vệ, cải tạo môi trường nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản vốn đang bị ô nhiễm và thích ứng với biến đổi khí hậu.

trồng rong nho
Trang trại trồng rong nho Nguồn Internet

Nghề khai thác và nuôi trồng rong biển ở Việt Nam được đánh giá là triển vọng kinh tế rất lớn, đồng thời có vai trò quan trọng trong bảo vệ, cải tạo môi trường nước ở các vùng nuôi trồng thủy sản vốn đang bị ô nhiễm và thích ứng với biến đổi khí hậu.

rong nho

Thu hoạch rong nho Hình minh họa

Lợi ích từ nuôi trồng rong biển

Hơn 10 năm trước, vùng ven biển thôn Đông Hà, phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa bị bỏ hoang hóa, do môi trường nước vùng nuôi trồng thủy sản ở nơi này bị ô nhiễm.Đây là hệ quả của việc nuôi tôm mà người dân địa phương làm theo phong trào trong thời gian dài.

Từ năm 2004, rong nho, một loài thuộc rong biển, được nuôi trồng ở vùng ven biển phường Ninh Hải. Đến nay, ở ven biển của địa phương này, đã hình thành được vùng chuyên canh nuôi trồng rong nho để xuất khẩu lớn nhất tỉnh Khánh Hòa, với quy mô hàng chục ha.

Ông Lê Nhứt, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đại Dương VN, là một trong những người đầu tiên nuôi trồng rong nho ở vùng ven biển này. Hiện ông đang nuôi trồng 3ha rong nho để xuất khẩu.Ông Nhứt cho biết, nuôi trồng rong nho cho hiệu quả không thua nuôi tôm trên cùng một đơn vị diện tích.

Không những thế, nuôi trồng rong nho còn có nhiều ưu điểm hơn hẳn so với nuôi các đối tượng thủy sản khác như​ cho thu hoạch quanh năm, sau 18 tháng nuôi mới phải vệ sinh ao nuôi, không bị thiệt hại khi có mưa lũ, giúp cải thiện môi trường nước vùng nuôi…Rong nho và các sản phẩm từ rong nho được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng. Hiện công ty xuất khẩu rong nho sang thị trường Nhật Bản, châu Âu… với giá khoảng 110.000 đồng/kg rong nho tươi. Sản phẩm rong nho khô xuất khẩu có giá cao gấp hơn 3 lần rong tươi.

Việc nhanh chóng mở rộng vùng nuôi trồng rong biển ở ven biển trong cả nước cho thấy hiệu quả của đối tượng nuôi này.

Hiện cả nước nuôi trồng khoảng 10.000ha rong biển, sản lượng đạt hơn 101.000 tấn tươi/năm. Rong biển được nuôi trồng tập trung ở các vùng ven biển gồm Bắc Bộ gần 6.600ha, Bắc Trung Bộ hơn 2.000, Nam Trung Bộ 1.400ha, Đồng bằng sông Cửu Long 100ha.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương xây dựng thành công mô hình nuôi các đối tượng thủy sản kết hợp rong biển cho hiệu quả cao.

Cụ thể là các mô hình nuôi ốc hương kết hợp với hải sâm, vẹm xanh và rong sụn tại vùng biển Khánh Hòa; nuôi kết hợp ốc hương, tu hài và rong câu ở vùng biển Phú Yên.

Các mô hình canh tác tôm sú và rong câu cũng được sản xuất trên quy mô lớn ở nhiều tỉnh như Thái Bình 1.000ha, Thanh Hóa 270ha, Thừa Thiên-Huế 60ha, Quảng Nam 90ha...

Theo Tiến sỹ Thái Ngọc Chiến, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3, hầu hết các mô hình nuôi kết hợp đã cải thiện được môi trường vùng nuôi, tốc độ sinh trưởng của vật nuôi cao hơn và hiệu quả kinh tế thường tăng 1,5-3 lần so với nuôi đơn.

Mô hình này cũng tạo ra nhiều loại sản phẩm, nguồn cung cấp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của nhiều thị trường khác nhau, giảm rủi ro trong sản xuất và phân phối, sử dụng hiệu quả mặt nước.

Riêng đối với vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bị ảnh hưởng bởi xâm nhập mặn trong những năm qua, đã ảnh hưởng lớn đến nghề nuôi trồng thủy sản.

Các chuyên gia về nuôi trồng thủy sản cho rằng, đã đến lúc cần phải nghiên cứu các loài thủy sản thích ứng với sự biến đổi này, đặc biệt là nghề nuôi trồng rong biển.

Đây là hướng tiếp cận phù hợp với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn ở vùng này, để giúp người dân ổn định sản xuất. Thông qua các mô hình nuôi xen canh tôm sú và rong câu cước quảng canh cải tiến, nuôi xen canh tôm thẻ chân trắng và rong câu... để giải quyết ô nhiễm môi trường.

Trong quá tình nuôi kết hợp tôm và rong râu, rong câu là loại nuôi phụ nhưng có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước. Bởi rong câu là những “cỗ máy” lọc sinh học để cải thiện môi trường nước, chất lượng đáy ao, bằng con đường hấp thu dinh dưỡng.

Nhờ đó, giúp môi trường nước trong sạch, giảm bệnh tật. Khi nuôi kết hợp rong câu và tôm, tốc độ sinh trưởng của từng loài tăng 1,5​-2 lần so với nuôi đơn.

Khai thác hợp lý và phát triển công nghiệp rong biển

Vụ Nuôi trồng thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển ​Nông thôn cho biết, vùng biển của Việt Nam hiện có hơn 800 loài rong biển gồm​ rong đỏ, rong lục, rong nâu, rong lam, với trữ lượng tự nhiên từ 80​-100 tỷ tấn.

Dù có điều kiện rất thuận lợi để phát triển nghề nuôi trồng, chế biến rong biển như thị trường tiêu thụ rộng lớn, rong biển được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, cho hiệu quả kinh tế cao... nhưng nghề này cũng đang đối mặt với nhiều thách thức.Đó là ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường, sản phẩm chưa đa dạng, sản xuất nhỏ lẻ và manh mún, chưa có công nghệ chế biến và quy hoạch cụ thể.

Hiện tình trạng khai thác rong biển quá mức, khai thác tận diệt, làm suy giảm nguồn lợi này trong tự nhiên cũng đáng báo động. Điển hình là loài rong câu chân vịt, hiện đang rất được thị trường ưa chuộng và có giá trị kinh tế cao.

Người dân tập trung khai thác loài rong này từ tháng 1​-7 hàng năm, ở vùng ven biển có độ sâu 4​-5m.

Nếu như trước đây, loài rong này mọc thành tán có đường kính từ 30​-40 cm, thì nay hầu như còn rất ít, chỉ còn là các cụm nhỏ do đã bị khai thác quá mức dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi.

Các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Hải sản cho rằng, việc khai thác rong biển như: rong mơ, rong câu... ngoài tự nhiên cần phải tuân thủ mùa vụ, kỹ thuật nhằm nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm và bảo vệ nguồn lợi, đồng thời cần xây dựng một số khu bảo vệ nguồn lợi rong biển kết hợp với các khu bảo tồn thiên nhiên biển, để bảo vệ nguồn gen tự nhiên của rong biển.

Rong biển được dùng làm nguyên liệu cho rất nhiều ngành công nghiệp, để chế biến ra các sản phẩm có giá trị sử dụng cao. Bên cạnh đó, rong biển còn được sử dụng làm mỹ phẩm, dược phẩm…

Theo ​tiến sỹ Nguyễn Thế Hân, Khoa Công nghệ Thực phẩm, Trường Đại học Nha Trang, sản phẩm thu nhận từ rong biển được sử dụng nhiều trong thực phẩm và dược phẩm. Nhiều chất có hoạt tính sinh học quý cũng được tìm thấy và khai thác từ rong biển.

Tuy nhiên, ngành nuôi trồng và chế biến rong biển ở Việt Nam chưa phát triển như kỳ vọng, do chưa có phương pháp khai thác, sơ chế và bảo quản phù hợp để có được nguồn rong biển nguyên liệu ổn định, có chất lượng tốt phục vụ cho quá trình chế biến.

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam Nguyễn Hữu Dũng cho rằng, để phát triển ngành công nghiệp rong biển ở Việt Nam, cần tập trung xây dựng luật, quy định, quy trình cấp phép mặt nước cho các dự án nuôi trồng rong biển; quy hoạch phát triển rong biển quốc gia và cấp tỉnh.

Đồng thời, lập mô hình trồng các loại rong biển với quy mô đầu tư khác nhau; nghiên cứu tác động môi trường của công nghiệp rong biển; đầu tư và hợp tác, để làm chủ công nghệ cao chế biến rong biển ra các sản phẩm có giá trị cao; kiến tạo chuỗi giá trị ngành rong biển thông qua hợp tác chặt chẽ giữa khoa công nghệ với doanh nghiệp; phát triển thị trường trong nước và xuất khẩu

TTXVN
Đăng ngày 17/03/2017
Kinh tế

Thừa Thiên - Huế: Đầm phá ô nhiễm, dân kêu trời

Hàng ngàn hộ dân ở 33 xã, phường, thị trấn sống dựa vào đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (tỉnh Thừa Thiên - Huế), đang khốn khổ vì nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng.

Ô nhiễm đầm phá ở Thừa Thiên - Huế
• 14:32 14/03/2023

Yên Bái: Thả hơn 30 nghìn cá giống xuống hồ Thác Bà trong ngày ông Công, ông Táo

Ngày 14/1, huyện Yên Bình (Yên Bái) đã tổ chức thả cá bổ sung nguồn lợi thủy sản hồ Thác Bà năm 2023 gắn với phong tục thả cá chép ngày 23 tháng Chạp.

Thả cá
• 12:02 19/01/2023

Xuất hiện pin làm từ vỏ cua, có thể tái chế 1000 lần

Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại pin được làm từ vỏ cua, dễ phân hủy hơn nhiều so với pin lithium-ion.

Pin làm từ vỏ cua
• 09:46 12/01/2023

Túi đựng rác thải nhựa chuyên dùng trên tàu cá

Tiến sỹ Trần Văn Vinh (SN 1968, quê xã Mỹ Thọ, huyện Phù Mỹ, Bình Định), chuyên ngành Quản lý và khai thác thủy sản, hiện là Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định).

Tàu cá
• 09:46 11/01/2023

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Xu hướng thị phần doanh nghiệp sản xuất thức ăn tôm 2024

Ngành sản xuất thức ăn cho tôm hiện đang đối mặt với vấn đề phân mảnh và thiếu tính thống nhất trong chuỗi giá trị sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những dấu hiệu tích cực ở một số quốc gia như Việt Nam, nơi mà ngành này đang dần hướng tới sự thống nhất.

Tôm thẻ
• 08:00 13/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 17:24 24/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 17:24 24/04/2024

Công nghệ nuôi cá “sông trong ao”

Ngày 22/4/2024, Trường Thủy sản - Đại học Cần Thơ phối hợp Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ (USSEC) tổ chức hội thảo về công nghệ nuôi cá “sông trong ao”. Tham dự có Hiệu trưởng Trường Thủy sản Vũ Ngọc Út và nhiều giảng viên, chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, hộ nuôi cá ĐBSCL.

Cá rô phi
• 17:24 24/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 17:24 24/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 17:24 24/04/2024