Nghêu chết trắng, người nuôi lỗ nặng

Những ngày qua, hơn 100 hộ nuôi nghêu tại vịnh Mân Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà nhìn nhau tiếc nuối vì nghêu chết hàng loạt.

nghêu chết hàng loạt
Nghêu chết trắng ở vịnh Mân Quang

Đây là vụ mất mùa kỷ lục mà người nuôi nghêu ở Đà Nẵng gặp phải trong nhiều năm qua. Ông Nguyễn Văn Điểu cho biết 3 tấn nghêu giống của ông đã gần như mất trắng. “Gia đình tôi vay mượn hơn 100 triệu đồng mua giống thả từ tháng 4-2012 nhưng mọi kỳ vọng giờ đã tan biến khi 90% nghêu đã chết. Tôi nuôi nghêu đã gần 20 năm nay nhưng chưa năm nào gặp tình cảnh thế này” - ông Điểu nói.

Gia đình ông Điểu đang cố thu hoạch vét lượng nghêu còn lại bán gỡ gạc nhưng cứ 10 kg nghêu đưa vào bờ thì chỉ khoảng 1 kg còn sống.

Hàng trăm hộ nuôi nghêu ở vịnh Mân Quang cũng gặp cảnh ngộ tương tự. Vụ mùa này, họ đã đầu tư không dưới 10 tỉ đồng mua giống nghêu thả nuôi nhưng tất cả đã đổ sông đổ biển. Anh Nguyễn Văn Bán cho biết vụ này, anh đã vay mượn và dồn hết nguồn vốn hơn 200 triệu đồng để đầu tư 5 tấn nghêu giống.

“Nếu thuận lợi như mấy năm trước, chuyện thu lãi hàng trăm triệu đồng là bình thường. Khổ nỗi, bây giờ nghêu chết thế này, chỉ còn mong kiếm được dăm bảy triệu đồng” - anh cho biết.

Trong số những hộ nuôi nghêu, có lẽ gia đình bà Trần Thị Hoa là khốn khổ nhất. Họ đã bỏ gần 800 triệu đồng mua 20 tấn giống thả nuôi nhưng giờ nghêu chết tới 90%-95%. “Những ngày qua, không ai trong gia đình tôi có được giấc ngủ ngon. Trắng tay rồi, giờ hàng chục miệng ăn không biết lấy gì sống, trong khi Tết nhất lại đang tới gần” - bà Hoa rầu rĩ.

Ở vịnh Mân Quang, đến đâu cũng bắt gặp những cánh đồng nghêu chết trắng. Giờ đây, những người nuôi nghêu lại phải hốt vỏ đi đổ nơi khác bởi không thể chịu nổi mùi hôi nồng nặc.

Trước tình trạng nghêu chết hàng loạt ở vịnh Mân Quang, ngày 20-12, chính quyền địa phương đã cử đoàn công tác đến khảo sát để tìm hiểu nguyên nhân. Theo người nuôi, “thủ phạm” chính là nước thải của các doanh nghiệp sản xuất xả ra gây ô nhiễm. “Trước đây, nước vịnh rất trong nhưng 2-3 năm nay, do gặp nguồn nước thải, nước ở đây luôn ngầu đục, hôi hám” - nhiều hộ dân khẳng định.

Người Lao Động
Đăng ngày 22/12/2012
Hoàng Dũng
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 09:02 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 09:02 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 09:02 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 09:02 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 09:02 28/12/2024
Some text some message..