Nghiệm thu đề tài cấp Trường “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ cam Amphiprion percula (Lacepede, 1802), phục vụ nhu cầu nuôi cá cảnh trong nước và xuất khẩu”

Vào lúc 15h ngày 31/12/2013, tại phòng Chuyên đề, Viện NTTS đã tổ chức nghiệm thu đề tài cấp Trường: “Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá khoang cổ cam Amphiprion percula (Lacepede, 1802), phục vụ nhu cầu nuôi cá cảnh trong nước và xuất khẩu”, (Mã số: TR2013-13-05) do Thạc sĩ Trần Thị Lê Trang làm chủ nhiệm đề tài. Hình ảnh sản phẩm của đề tài

cá bố mẹ
Hình 1: Hệ thống 5 bể cá bố mẹ

Đề tài đã thành công trong việc cho sinh sản nhân tạo loài cá khoang cổ cam, là 1 trong các loài được ưa chuộng và có giá trị xuất khẩu cao của thị trường cá cảnh trong nước và xuất khẩu. Cụ thể: 3 trong số 5 cặp cá bố mẹ đã kết cặp ngoài tự nhiên được thuần dưỡng ở nhiệt độ 26-28 độ C, độ mặn 30-32‰, pH 8,0 đã sinh sản với số lượng trứng từ 300 đến 450 trứng/ổ. Cá đẻ trứng từ 9 – 10h sáng, sau 7 ngày trứng sẽ nở vào ban đêm khoảng 19 đến 20h.

Bên cạnh đó, đề tài cũng đã xác định được mật độ, độ mặn và thức ăn thích hợp trong ương nuôi cá con giai đoạn 1 tháng tuổi. Trong đó,mật độ ương 3 con/L, độ mặn 30-35‰và loại thức ăn gồm Luân trùng (0-7 ngày tuổi), Artemia (5-14 ngày tuổi) và thức ăn tổng hợp (12-30 ngày tuổi) thỏa mãn được các tiêu chí về tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ sống, và hiệu quả kinh tế trong ương nuôi loài cá này. 

Sản phẩm của đề tài gồm: 5 cặp cá bố mẹ và 500 cá con giai đoạn 1 đến 2 tháng tuổi được Ban chủ nhiệm Viện NTTS chuyển giao cho Thạc sĩ Trần Văn Dũng nuôi dưỡng để thực hiện đề tài cấp Bộ vào năm 2014, nhằm mở rộng quy mô sản xuất giống và tiến tới thương mại hóa loài cá có giá trị này.

cá bố mẹ
Hình 2: Cá bố mẹ chọn vị trí làm tổ trong khu vực cư trú

trứng sắp nở

Hình 3: Trứng sắp nở (ngày thứ 7)

cá con

Hình 4: Cá con 45 ngày tuổi

Viện nuôi trồng thủy sản trường đại học Nha Trang
Đăng ngày 16/02/2014
Phung The Trung
Kỹ thuật

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:03 25/04/2024

Nguyên nhân nào làm tôm bị vàng gan?

Gan là bộ phận quan trọng trên cơ thể tôm, nếu gan tôm phát sinh vấn đề như bị vàng gan sẽ khiến tôm chết hàng loạt. Vậy làm sao để xác định nguyên nhân tôm bị vàng gan, cách phòng ngừa và điều trị như thế nào để khắc phục tình trạng trên, cùng tìm hiểu với Tép Bạc qua bài viết dưới đây nhé!

Gan tôm bị vàng
• 09:42 24/04/2024

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 12:29 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:29 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 12:29 25/04/2024

Ban Bí thư chỉ thị quyết tâm gỡ “thẻ vàng” trong năm 2024

Ngày 10/4/2024, bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương ký Chỉ thị số 32-CT/TW về việc về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống khai thác thuỷ sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU) và phát triển bền vững ngành thuỷ sản.

Tàu cá Việt Nam
• 12:29 25/04/2024

Xả kho - Không lo vận chuyển

Hàng loạt ưu đãi hấp dẫn diễn ra trong tháng này, cùng eShop mua hàng Không lo về giá nhé!

Chương trình khuyến mãi
• 12:29 25/04/2024