Nghiên cứu áo chống đạn từ cá nắp hòm

Các nhà khoa học ở Đại học California, San Diego, Mỹ (UCSD) đang tìm kiếm những vật liệu mới trong tự nhiên giúp tạo ra loại áo chống đạn hiệu quả hơn. Nghiên cứu tập trung vào hình dáng độc đáo cũng như khả năng chịu lực của cá nắp hòm.

cá nắp hòm
Lớp vỏ của cá nắp hòm có cấu trúc vảy hình lục giác độc đáo. Ảnh: UCSD/Michael M. Porter/ Đại học Clemson.

Cá nắp hòm là một sinh vật cổ đại đã tồn tại 35 triệu năm trong môi trường do những loài cá hung dữ hơn thống trị. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính hiển vi điện tử để tìm hiểu lớp vỏ ngoài và dùng phương pháp chụp cắt lớp qua máy tính siêu nhỏ để xác định các đặc điểm cơ thể của cá nắp hòm.

Trong khi đa số các loài cá có lớp vảy xếp chồng lên nhau, vỏ ngoài của cá nắp hòm lại được tạo thành từ vô số vảy hình lục giác gắn với nhau bằng những đường nối, tương tự như kết cấu hộp sọ của trẻ sơ sinh trước khi xương cứng. Cấu tạo này mang đến cho cá nắp hòm một lớp vỏ chắc chắn, nhưng vẫn có độ linh hoạt nhất định.

Tuy nhiên, nguyên nhân chủ yếu giúp cá nắp hòm chịu được áp lực mạnh là cấu trúc hình sao ở chính giữa mỗi chiếc vảy, cho phép áp lực phân bố đều trên bề mặt cơ thể nó. Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện khả năng tự vệ của cá nắp hòm còn nằm ở lớp sợi collagen móc nối phức tạp bên dưới lớp vỏ và rất khó để đâm thủng.

Các nhà khoa học đã kiểm tra khả năng chịu lực của lớp phòng vệ kép trên bằng cách tách chúng ra theo chiều dọc và ngang. Họ phát hiện những chiếc vảy đóng vai trò lớn đối với độ bền của toàn bộ kết cấu. Dưới lực tác động, chúng sẽ xếp đè lên nhau theo hình zích zắc. Nhóm nghiên cứu tin rằng các đặc tính phòng vệ của cá nắp hòm có thể giúp tạo ra chiếc áo chống đạn hiệu quả hơn.

"Kết cấu chịu lực phá hủy này đã tiến hóa hàng triệu năm trong tự nhiên và chúng tôi đang nghiên cứu nó với sự hỗ trợ của Lực lượng không quân Hoa Kỳ. Hy vọng nó sẽ giúp chúng tôi thiết kế áo chống đạn có khả năng bảo vệ tốt hơn trước ngoại lực so với mẫu áo truyền thống," Gizmag hôm 29/7 dẫn lời Marc Meyers, một thành viên trong nhóm nghiên cứu.

Vnexpress, 31/07/2015
Đăng ngày 01/08/2015
Phương Hoa
Khoa học

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 14:27 16/12/2024

Giải pháp công nghệ hiện đại trong kiểm soát rận biển trên cá hồi

Rận biển, một loại ký sinh trùng nguy hiểm, đang trở thành vấn đề lớn trong ngành nuôi trồng cá hồi. Chúng không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe cá mà còn làm giảm năng suất và gia tăng chi phí sản xuất.

Cá hồi
• 10:20 12/12/2024

Vật chủ trung gian truyền bệnh EHP trên tôm

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) lây truyền bệnh cho tôm chủ yếu xảy ra qua đường miệng bằng cách ăn phải bào tử các mô, trầm tích và nước bị ô nhiễm. Đồng thời chúng cũng được xác định có ở động vật không xương sống hoang dã như giun nhiều tơ, cua, động vật thân mềm và các loài động vật đáy khác như artemia, v.v. và chúng bị nghi ngờ là vật truyền mầm bệnh cho tôm giữa môi trường hoang dã và hệ thống nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:18 11/12/2024

Sự liên kết giữa các giác quan chính của tôm

Mỗi giác quan đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tôm tìm thức ăn, tránh kẻ thù và duy trì các hoạt động sinh tồn khác. Sự liên kết giữa các giác quan này tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, giúp tôm phát triển và thích nghi trong môi trường khắc nghiệt.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:41 06/12/2024

Khám phá khả năng tự “chữa lành” của kỳ nhông Mexico

Kỳ nhông Mexico (Axolotl), hay còn được gọi là "khủng long 6 sừng", là một loài động vật lưỡng cư nổi tiếng không chỉ bởi vẻ ngoài kỳ lạ mà còn bởi khả năng tái sinh đầy ấn tượng. Khả năng "chữa lành" và tự phục hồi các chi, bộ phận cơ thể của kỳ nhông Mexico đã thu hút sự chú ý của giới khoa học và trở thành nguồn cảm hứng trong lĩnh vực y học tái tạo.

Kỳ nhông Mexico (Axolotl)
• 13:09 17/12/2024

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 13:09 17/12/2024

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 13:09 17/12/2024

Tăng mật độ, rút ngắn thời gian nuôi cho ao

Việc tối ưu hóa mật độ nuôi và rút ngắn thời gian nuôi đang là xu hướng được nhiều người nuôi quan tâm. Mục tiêu này không chỉ giúp tối đa hóa năng suất mà còn giảm thiểu các rủi ro như dịch bệnh và chi phí vận hành. Tuy nhiên, để thực hiện hiệu quả, người nuôi cần nắm rõ những yếu tố quan trọng và áp dụng các biện pháp phù hợp.

Tôm thẻ
• 13:09 17/12/2024

Hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản: Mô hình Aquaponics

Mô hình Aquaponics đang được xem là một trong những giải pháp đột phá cho ngành nuôi trồng thủy sản trong thời kỳ hiện đại. Không chỉ kết hợp hiệu quả giữa nuôi thủy sản và trồng cây trong hệ thống tuần hoàn khép kín, mô hình này còn tối ưu hóa tài nguyên, mang lại lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mô hình Aquaponics
• 13:09 17/12/2024
Some text some message..