Nghiên cứu để bảo vệ nguồn lợi thủy sản Hậu Giang

“Ông bà tôi thường kể, cách đây hơn 10 năm, muốn ăn cá, tôm, cứ xuống sông mà xúc là đủ ăn. Vậy mà bây giờ, người dân sống bằng nghề chài lưới cũng bữa thất bữa trúng vì nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên các kênh, rạch nội đồng ngày càng hiếm hoi”. Xung quanh câu chuyện nguồn lợi thủy sản, thạc sĩ Lê Kim Ngọc, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh, vừa mới thực hiện đề tài “Nghiên cứu, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đề xuất giải pháp bảo vệ và phát triển” để báo động và đưa ra giải pháp cho tình trạng trên.

môi trường
Nghiên cứu sẽ là luận cứ để các ngành, địa phương quan tâm hơn trong việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản.

Theo các số liệu thống kê, nghiên cứu trước đây của Trường Đại học Cần Thơ, tỉnh Hậu Giang (cũ) có 152 loài thủy sản; sản lượng hàng năm giảm đáng kể, từ năm 2000-2006 từ hơn 1.090kg cá/hộ/năm xuống còn gần 654kg cá/hộ/năm, giảm khoảng 47% so với 10 năm trước. Các loại cá đồng, rắn, rùa, ếch, càng đước, cua đinh, cá còm dần biến mất. Theo niên giám thống kê năm 2014, vào năm 2010, sản lượng thủy sản ở tỉnh đạt 3.048 tấn, đến năm 2014 chỉ còn hơn 2.800 tấn. Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt do con người khai thác không hợp lý, dùng xung điện, lưới mắt nhỏ đánh bắt cả cá con. Điều này khiến cho hệ sinh thái mất cân bằng, làm ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội của tỉnh.

Những năm qua, các cấp, các ngành trong tỉnh đã có nhiều động thái để ngăn chặn tình trạng trên như tịch thu dụng cụ đánh bắt cá như xuyệt điện, tháo dỡ lưới mắt nhỏ giăng trên các sông, kênh, rạch. Mới đây, ngày 16-6, Ban Chỉ đạo Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Hậu Giang đã tổ chức thả hơn 2 tấn cá các loại, trị giá 190 triệu đồng trên sông Cái Lớn, huyện Long Mỹ. Nguồn lợi thủy sản nhờ đó cũng được tái tạo và làm đa dạng trong tự nhiên.

Ông Nguyễn Văn Lực, ở huyện Long Mỹ, chia sẻ, mấy năm gần đây, ít thấy người ta bắt được cá quý hiếm như cá ngát, cá lăng,... nên biết là nguồn thủy sản đang giảm dần. Việc ngành chức năng tổ chức thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản rất ý nghĩa, vì không những góp phần tạo nguồn thủy sản tự nhiên phong phú, mà còn nâng cao ý thức cộng đồng trong việc bảo vệ, gìn giữ nguồn tài sản quý của địa phương.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đặng Ngọc Giao cho biết: “Tỉnh Hậu Giang vốn dĩ có nguồn nước ngọt quanh năm, hệ thống kênh rạch chằng chịt nên thủy sản tự nhiên phong phú. Có nhiều loài cho giá trị kinh tế cao như cá bống tượng, cá thát lát cườm, cá chạch lấu, tôm càng xanh, lươn đồng... Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết. Để từ kết quả này, ngành nông nghiệp chúng tôi có đánh giá và đề xuất giải pháp kịp thời bảo vệ và phát triển theo định hướng lâu dài cho sự phát triển chung của tỉnh”.

Thạc sĩ Lê Kim Ngọc, chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh xét duyệt đề tài, trong 20 tháng thực hiện, chúng tôi sẽ khảo sát thực tế từ điểm thu mẫu, các đối tượng đánh bắt từ các địa phương, chợ đầu mối. Qua đây sẽ thu thập số liệu, xác định được thành phần, chủng loại thủy sản còn lại trên các sông, kênh, rạch còn lại bao nhiêu, phân bố ở đâu,... hơn nữa, qua đó, chúng tôi cũng điều tra tình trạng đánh bắt chủ yếu của người dân là nông cụ gì đề có những biện pháp ngăn chặn kịp thời”.

Với phương pháp nghiên cứu là thu mẫu tại các điểm ngẫu nhiên trên lát cắt địa lí chạy dọc qua hệ thống sông, kênh, rạch của tỉnh, chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu sẽ thu thập số liệu về 15-20 chủng loại thủy sản quý hiếm, đang có nguy cơ cạn kiệt, phỏng vấn điều tra hộ tham gia khai thác thủy sản về ngư cụ đang sử dụng. Sau đó, các mẫu cá này sẽ được gửi phân tích tại đơn vị có chuyên môn như Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ để lưu mẫu, phân tích, định danh, xác định chỉ số đa dạng sinh học, mức độ phong phú,...

Theo nhận định của nhiều thành viên Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh, kết quả của đề tài sẽ là cơ sở khoa học cho công tác quản lý, khai thác và phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho việc định hướng trong công tác phục hồi, tái tạo, nhân nuôi thủy sản cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Từ Thanh Dung, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ, thì chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu cần xem lại các giải pháp đề xuất phải cụ thể hơn, không mang tính chung chung; nên xem lại hiệu quả kinh tế của đề tài để có thể dễ dàng chuyển giao sau khi kết thúc nghiên cứu.

Báo Hậu Giang, 10/07/2015
Đăng ngày 12/07/2015
Bài, ảnh: Trúc Linh
Môi trường

Việt Nam hướng đến ngăn ngừa rác thải ngư cụ

Chính phủ Đức đã tài trợ cho trường Đại học Ostfalia (Đức) phối hợp với các trường đại học và viện nghiên cứu của Việt Nam thực hiện Dự án REVFIN, đây là dự án nghiên cứu và phát triển mới nhằm ngăn chặn rác thải ngư cụ ở các vùng ven bờ biển Việt Nam.

Môi trường biển
• 10:34 09/12/2024

Ngành thủy sản Việt Nam trước những quy định mới của EU năm 2025

Liên minh châu Âu (EU) luôn là thị trường lớn và quan trọng với những sản phẩm thủy sản chủ lực như tôm, cá tra và cá ngừ từ Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 2025, EU sẽ áp dụng những quy định mới về bảo vệ môi trường đối với ngành thủy sản, yêu cầu các nhà xuất khẩu phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe hơn về chất lượng và sự bền vững. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Môi trường ao nuôi
• 11:26 02/12/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 03:00 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 03:00 26/12/2024

Một số loài cây trồng thủy sinh hot nhất năm

Thủy sinh là một phần không thể thiếu trong thế giới của những người yêu thích nghệ thuật trang trí hồ cá và không gian nước.

Cây thủy sinh
• 03:00 26/12/2024

Thuần hóa tôm giống trước khi thả

Thuần hóa tôm giống trước khi thả vào ao nuôi là một trong những bước quyết định sự thành bại của vụ nuôi. Quá trình này không chỉ giúp tôm thích nghi với môi trường mới mà còn tăng khả năng sinh trưởng và giảm tỷ lệ hao hụt trong giai đoạn đầu. Để đảm bảo thành công, người nuôi cần nắm rõ các bước và áp dụng phương pháp phù hợp.

tôm giống
• 03:00 26/12/2024

Xu hướng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản năm 2025

Trước sức ép gia tăng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, nuôi trồng thủy sản được kỳ vọng đáp ứng hơn 60% sản lượng thủy sản tiêu thụ vào năm 2030. Tuy nhiên, ngành này đang đối mặt với nhiều thách thức như dịch bệnh, sự suy thoái môi trường, và tác động từ biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, việc ứng dụng công nghệ hiện đại đã trở thành yếu tố cốt lõi để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 03:00 26/12/2024
Some text some message..