Ngọc trai trị giá hàng ngàn bảng Anh có gì đặc biệt?

Tại vịnh Cygnet tuyệt đẹp ở Úc – cách thị trấn nghỉ dưỡng Broome trên bán đảo Dampier khoảng 2 giờ lái xe về phía Bắc, có một cơ sở nuôi cấy ngọc trai vô cùng nổi tiếng: Cygnet Bay Pearl Farm (CBPF).

nuôi ngọc trai
Hàu được ngâm trong nước để thư giãn và bắt đầu mở vỏ.

nuôi ngọc trai

Cygnet sở hữu điều kiện lý tưởng để nuôi trai lấy ngọc. Thủy triều nhiệt đới ở nơi này có thể đạt tới độ cao 12 m, khi lên xuống tạo thành những con sóng và xoáy nước khổng lồ, đồng thời mang theo rất nhiều dưỡng chất từ đại dương để cung cấp cho các loài nhuyễn thể vỏ có khả năng tạo ngọc như trai, hàu,...

nuôi ngọc trai
Vệ sinh làm sạch giá thể.

nuôi ngọc trai

Hàng phao này thoạt nhìn chẳng có gì nổi bật, nhưng bên dưới nó lại là những giá thể với hàng chục con hàu đang bám; mỗi con ngậm một viên ngọc trai Biển Nam (South Sea Pearl) trị giá cả ngàn bảng Anh.

Đây là Pinctada Maxima, loài hàu ngọc trai lớn nhất thế giới với kích thước gần bằng chiếc đĩa đựng thức ăn, thường được nuôi để tạo ra các viên ngọc trai lớn màu trắng, bạc, sâm-panh hoặc vàng lộng lẫy.

ngọc trai

Đây là Pinctada Maxima, loài hàu ngọc trai lớn nhất thế giới với kích thước gần bằng chiếc đĩa đựng thức ăn, thường được nuôi để tạo ra các viên ngọc trai lớn màu trắng, bạc, sâm-panh hoặc vàng lộng lẫy.

Trai hoặc hàu có thể tạo ngọc khi gặp tác nhân kích thích, chẳng hạn một dị vật nhỏ xâm nhập vào bên trong vỏ của nó. Cơ thể con vật sẽ phản ứng bằng cách tiết ra một loại chất phủ cứng – có thành phần chủ yếu là canxi cacbonat (CaCO3) – để bọc lấy dị vật; theo thời gian, lớp xà cừ này tích tụ lại thành viên ngọc. Ngọc trai tự nhiên thường không bao giờ tròn hoàn hảo và cực hiếm – chỉ 1/10.000 cá thể [trai/hàu] hoang dã có thể tạo ngọc, cho nên rất đắt. Kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai nhân tạo do doanh nhân Kokichi Mikimoto (1858 – 1954) người Nhật phát triển và hoàn thiện (khoảng 100 năm trước), vì thế đã thật sự tao nên một cuộc cách mạng.

ngọc trai

Người đàn ông này đang cắt một mảnh mô nhỏ từ con hàu cho – trước được nuôi để tạo ngọc và đã sắp sống hết vòng đời, rồi ghép sang cơ thể con hàu nhận, khiến nó có sẵn túi ngọc. Nhằm giúp viên ngọc đạt độ tròn hoàn hảo, một hạt nhựa nhỏ sẽ được đưa vào làm nhân; nhân càng lớn (tùy thuộc vào kích thước con hàu) sẽ cho ra những viên ngọc to và giá trị hơn. Sau đó, hàu được đưa trở lại nuôi dưỡng trên các giá thể ngoài biển và quá trình phát triển của ngọc thường mất khoảng 2 – 3 năm. Trong thời gian đó, giá thể cần thường xuyên được làm sạch để loại bỏ rong và những sinh vật bám khác – ngăn cản hàu kiếm ăn.

ngọc trai
Đưa nhân vào trong cơ thể hàu là bước quan trọng nhất trong quy trình sản xuất ngọc trai nhân tạo.

ngọc trai
Hạt nhựa nhiều kích cỡ làm nhân, phù hợp với từng cá thể.

Đến thời điểm thu hoạch, người ta gỡ các con hàu ra khỏi giá thể và xếp chúng vào giỏ để kiểm tra bằng đèn khò xem bên trong có ngọc hay không. Những chiếc giỏ được ngâm trong bể nước lưu thông (lên xuống như thủy triều) để hàu thư giãn, bắt đầu hành vi ăn lọc và mở vỏ. Đó là lúc mà chúng ta có thể lấy ngọc.

ngọc trai
Kiểm tra sự xuất hiện của ngọc.


ngọc trai

Đây là Billy – chuyên gia kỹ thuật tại CBPF, người sở hữu các kỹ năng của một bác sĩ phẫu thuật cùng đôi tay vô cùng điêu luyện, vững vàng để có thể lấy ngọc ra mà không làm tổn thương con hàu. Hãy xem cách anh dùng dao tách vỏ, rạch hết sức nhẹ nhàng để mở túi ngọc và bật viên ngọc ra. Sau đó, Billy lại cấy thêm một nhân khác vào cơ thể con hàu và bắt đầu chu kỳ nuôi mới. Trong suốt vòng đời của mình, mỗi cá thể hàu có thể tạo ra khoảng 3 – 4 viên ngọc trai biển Nam tuyệt đẹp.

ngọc trai

Chứng kiến cảnh tượng đó, một số người có lẽ sẽ tự hỏi liệu điều này có quá tàn nhẫn đối với những con hàu. Chúng ta có nên khai thác động vật sống theo cách như vậy chỉ để phục vụ mục đích “xa hoa” của mình? Câu trả lời tất nhiên sẽ rất khác nhau tùy vào quan điểm của mỗi người. Không ít ý kiến cho rằng nuôi cấy ngọc trai là hành vi độc ác và kêu gọi tẩy chay các sản phẩm từ quá trình này. Tuy nhiên, nếu vẫn muốn đeo chúng thì bạn có thể yên tâm khi hàu không có hệ thần kinh trung ương, cho nên sẽ chẳng biết đau.

ngọc trai

Cygnet Bay Pearl Farm, Passport and Pixels
Đăng ngày 06/04/2022
Hải Đăng
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 14:23 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 14:23 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 14:23 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 14:23 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 14:23 23/04/2024