Ngư dân bội thu nhờ sử dụng giàn lưới rê hỗn hợp

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Trà Vinh, sau hai năm thực hiện mô hình hỗ trợ ngư dân hiện đại hóa phương tiện đánh bắt thủy sản xa bờ đầu tiên, đến nay toàn tỉnh đã có hơn 80 ngư dân mạnh dạn đầu tư mua sắm giàn lưới rê hỗn hợp, nâng cao được hiệu quả kinh tế đánh bắt từ 1,5-2 lần so với lưới rê truyền thống.

Đánh bắt thủy sản
Đánh bắt thủy sản bằng lưới rê hỗn hợp cho năng suất cao. Ảnh minh họa. (Nguồn: agroviet.gov.vn)

Ông Huỳnh Văn Hạnh ở ấp Vĩnh Hưng, xã Long Đức, thành phố Trà Vinh, là người đầu tiên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi tín dụng và kỹ thuật để mua sắm giàn lưới rê hỗn hợp đánh bắt đem lại hiệu quả kinh tế cao trong hai năm nay.

Ông Hạnh cho biết, một giàn lưới rê hỗn hợp có chiều dài 8.000 mét, độ cao của lưới 20 mét, kích cỡ lỗ lưới 16x16cm, có vốn đầu tư 1,2 tỷ đồng. Tuy chi phí cho giàn lưới rê hỗn hợp cao hơn 30% so với lưới rê truyền thống, nhưng bù lại sản lượng đánh bắt thu được đến 70% cá to đạt trọng lượng 4-16 con/kg và có giá trị kinh tế cao, như; cá thu, cá bốp, cá rún, cá chét…

Trong một chuyến đi biển từ 7-10 ngày, sản lượng đánh bắt của lưới rê hỗn hợp cao hơn hẳn từ 1.100 đến 1.200kg cá các loại, trừ chi phí lưới rê hỗn hợp cho thu nhập trung bình khoảng 42,3 triệu đồng/chuyến, còn lưới rê truyền thống chỉ đạt khoảng 25-26 triệu đồng.

Ngoài ra, chi phí về tu sửa lưới rê hỗn hợp như nhân công vá lưới, chỉ lưới… chỉ tốn 15-20 triệu đồng/năm, trong khi đó lưới rê truyền thống phải tiêu tốn đến gần 100 triệu đồng/năm.

Tỉnh Trà Vinh hiện có đội tàu công suất từ 120 CV trở lên đủ sức bủa lưới xa bờ. Để giúp các tàu đánh bắt thủy sản này nâng cao hiệu quả kinh tế, ngành nông nghiệp tỉnh đang vận động ngư dân chuyển đổi sang giàn lưới rê hỗn hợp.

Ngư dân có nhu cầu, sẽ được hỗ trợ về nguồn vốn vay ưu đãi để mua sắm giàn lưới, cải hoán hầm tàu bằng vật liệu Polyurethane vừa nhẹ, bền, kín, bảo quản hải sản được tươi sạch lâu ngày, giảm tiêu hao nước đá từ 20-30 % cho mỗi chuyến biển và kéo dài thời gian đánh bắt lên 9-15 ngày./

TTXVN
Đăng ngày 09/07/2013
phúc sơn
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 09:44 27/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 09:44 27/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 09:44 27/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 27/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 09:44 27/12/2024
Some text some message..