Ngư dân lao đao trong mùa gió chướng

Mùa gió chướng có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt, đời sống và sản xuất của bà con ngư dân miền biển Tây Nam bộ. Đối với nghề đánh bắt thủy sản, đây là mùa khiến bà con lao đao nhất trong năm.

mua gio chuong
Ngư dân thường thất thu trong mùa gió chướng. Ảnh: T.T

Do địa phương có thế mạnh về khai thác, đánh bắt thủy hải sản nên huyện Đông Hải có rất nhiều hộ chịu ảnh hưởng không nhỏ đối với đợt gió chướng này. Ông Nguyễn Văn Trong, ngư dân (ấp 1, thị trấn Gành Hào) cho biết: “Gia đình tôi có 1 cặp ghe cào đôi. Mỗi chuyến đi biển khoảng 20 ngày, chi phí bình quân từ 70 - 80 triệu đồng. Sau mỗi chuyến đi biển, tôi phải thu về từ 150 triệu đồng trở lên mới có lãi (vì còn phải tu bổ lại ghe tàu sau khi đánh bắt). Thế nhưng, đa phần những chuyến ra khơi đều lỗ vốn do những yếu tố bất lợi của thời tiết. Có những chuyến tôi lỗ hơn 50 triệu đồng”. Mặc dù vậy, nhưng cặp ghe cào đôi của ông Trong vẫn phải hoạt động, vì không hoạt động thì không biết lấy gì để ăn!

Nhiều ngư dân khi thấy biển lặng thì họ bắt đầu tập trung cho chuyến đi biển mới. Song, khi đã chuẩn bị các nguyên vật liệu đầu vào thì gặp phải biển động, hoặc có mưa gió lớn, nên họ đành phải bỏ, không đi biển để tránh lỗ nặng. Điều khó khăn nhất là vấn đề ngư phủ. Nếu đã hợp đồng với ngư phủ và đặt tiền cọc rồi, nhưng ghe cứ nằm bờ không đi thì ngư phủ cũng bỏ mà đi cho ghe khác. Muốn kiếm ngư phủ khác thì cũng gặp nhiều khó khăn và tốn kém.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Đông Hải, hoạt động khai thác hiệu quả trên biển đối với ngư dân Đông Hải chủ yếu tập trung ở 3 mô hình: dịch vụ hậu cần nghề biển, nghề đánh bắt bằng lưới rê xù và câu cá ngừ. Thế nhưng, với thời tiết năm 2013, chỉ có dịch vụ hậu cần nghề biển là phát huy được hiệu quả, các mô hình còn lại vẫn có lãi nhưng rất thấp.

Ông Liên Văn Lợi, chủ cơ sở thu mua thủy hải sản Đức Tín (Cảng cá Gành Hào) là người đầu tiên kinh doanh dịch vụ hậu cần nghề biển. Theo ông Lợi, những năm trước, cơ sở ông Lợi thu mua sản phẩm chủ yếu là của ngư dân khai thác vùng biển trong tỉnh và các khu vực phụ cận. Nhưng năm 2013, phải đi thu mua rất xa, thậm chí đến cả khu vực miền Trung và các ngư trường giáp biên giới biển. Điều này cho thấy nguồn lợi thủy sản giảm, sản lượng đánh bắt thấp và giá trị kinh tế không cao.

Thiết nghĩ, từ những vấn đề trên, ngành chức năng cần tổ chức những lớp tập huấn để ngư dân chuyển đổi ngành nghề, khai thác theo hướng hiệu quả, thiết thực nhằm hạn chế rủi ro, bất cập trong quá trình khai thác thủy sản trên biển như hiện nay./.

Cà Mau Online, 30/12/2013
Đăng ngày 01/01/2014
Quốc Quý
Đánh bắt

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 14:49 26/09/2024

Kiên quyết xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" tại Việt Nam

Việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản luôn là một chủ đề quan trọng đối với Việt Nam - quốc gia có đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên biển phong phú.

Tàu cá
• 10:11 23/09/2024

Bình Định: Sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 tăng 614 tấn (tăng 2,2%) so cùng kỳ năm 2023

Theo Cục Thống kê Bình Định, tổng sản lượng thủy sản tháng 8 năm 2024 ước đạt 28.738,6 tấn, tăng 2,2% (tăng 614 tấn) so với cùng kỳ. Tính tổng cộng 8 tháng năm 2024, tổng sản lượng thủy sản ước đạt 201.433,1 tấn, tăng 2,7% (tăng 5.366,8 tấn) so với cùng kỳ.

Tàu thuyền
• 10:36 09/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 10:46 06/09/2024

Tôm hùm Bình Ba: Niềm tự hào của vùng biển Khánh Hòa

Tôm hùm đảo Bình Ba, Khánh Hòa là một đặc sản biển nổi tiếng với hương vị tươi ngon, thịt chắc và giàu dinh dưỡng. Được nuôi trồng trong môi trường biển trong lành, tôm hùm Bình Ba không chỉ thu hút du khách mà còn đóng góp quan trọng vào kinh tế địa phương, giúp đảo này trở thành "Quốc đảo tôm hùm" của Việt Nam.

Quốc đảo tôm hùm
• 08:20 06/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 08:20 06/10/2024

Khuyến cáo bảo vệ các lĩnh vực thủy sản khi có bão

Từ tháng 10-12/2024, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, có khả năng xuất hiện bão trên biển Đông xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình hàng năm (4,5 cơn bão) và đổ bộ vào đất liền cao hơn trung bình hàng năm (1,9 cơn bão), tập trung ở Trung Bộ và phía Nam. Mùa mưa ở Nam Bộ có thể đến nửa cuối tháng 12/2024 mới kết thúc, muộn hơn bình thường. Bão gây mưa to, sóng biển cao ảnh hưởng lớn đến nuôi trồng, khai thác thủy sản và chuyên gia khuyến cáo một số biện pháp bảo vệ.

Ao nuôi
• 08:20 06/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 08:20 06/10/2024

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:20 06/10/2024
Some text some message..