Ngư dân Thanh Hóa được mùa “vàng trắng”

Mỗi vụ sứa có thể đem về cho ngư dân Thanh Hóa hàng trăm triệu đồng. Nghề khai thác sứa đang trở thành nghề chính của ngư dân các địa phương ven biển ở xứ Thanh.

Người dân vùng biển Thanh Hóa vào mùa thu hoạch sứa biển
Người dân vùng biển Thanh Hóa vào mùa thu hoạch sứa biển. Ảnh: coto

Về Thanh Hóa những ngày cuối tháng 3 mới thấy hết không khí khẩn trương, nhộn nhịp mỗi khi tàu, thuyền về bến bởi đây là thời điểm “chính vụ” đánh bắt sứa – loại hải sản mà bà con nơi này ưu ái gọi tên là “vàng trắng”, là “lộc biển”.

Mỗi vụ sứa có thể đem về cho ngư dân Thanh Hóa hàng trăm triệu đồng. Nghề khai thác sứa đang trở thành nghề chính của ngư dân các địa phương ven biển ở xứ Thanh.

Khoảng hơn chục năm về trước, mùa sứa nổi (khoảng từ sau Tết nguyên đán đến cuối tháng 3 âm lịch hàng năm) là mùa buồn của bà con ngư dân, bởi sứa nổi đồng nghĩa với việc lượng cá đánh bắt được ít đi.

Nhưng chục năm trở lại đây, mùa sứa nổi lại chính là thời điểm ngư dân Thanh Hóa chuẩn bị ngư lưới cụ, vươn khơi bám biển để thu hoạch sứa.

Không như các loại hải sản khác phải đánh bắt xa bờ, đánh sứa chỉ cần đánh ven bờ, việc đầu tư ngư lưới cụ đánh bắt sứa lại đơn giản, ít tốn kém hơn so với các nghề chài lưới khác nhưng mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hiện, ngư dân các vùng biển Thanh Hóa thường ra biển đánh bắt sứa trên những chiếc bè mảng được kết bằng luồng và xốp, chạy máy công suất từ 30 - 90CV. Mỗi bè đi đánh sứa thường có 2-3 người, bình quân mỗi ngày, một bè mảng đánh bắt được khoảng 300 - 800 con sứa, có thuyền đánh được 1.000 con.

Với giá sứa tươi trên thị trường trung bình khoảng 12.000-15.000đồng/con, mỗi ngày mỗi bè mảng có thể thu về từ 4-10 triệu đồng.

Nhờ hiệu quả mang lại từ con sứa, nhiều ngư dân đã đầu tư tàu công suất lớn, vươn khơi khai thác sứa tại các vùng biển Vân Đồn (Quảng Ninh), Cô Tô (Hải Phòng)... sứa khai thác được bán luôn trên biển cho đội tàu dịch vụ của tỉnh bạn.

Do vậy, nhiều tàu lớn ở các địa phương ven biển Thanh Hóa có những chuyến vươn khơi cả tháng trời, mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng từ nghề khai thác sứa.

Anh Nguyễn Văn Trình (xã Hải Hòa, huyện Tĩnh Gia) cho biết: “Đang là chính vụ nên sứa rất to, có con nặng 20-25kg, đêm đến, sứa thường nổi lên mặt biển để kiếm thức ăn nên đây chính là thời khắc vàng để khai thác sứa. Chúng tôi chỉ cần tìm đúng luồng sứa đi ăn, thả lưới 2-3 tiếng đồng hồ là có thể thu lưới để vớt sứa lên thuyền, để mỗi chuyến thuyền về lại ăm ắp quà của biển".

Ngoài đánh bắt, nghề thu mua chế biến sứa biển đang dần trở thành nghề hái ra tiền của rất nhiều người dân ở các vùng biển Thanh Hóa.

Tại xã Hoằng Trường (huyện Hoằng Hóa), nơi thu mua, chế biến sứa biển xuất khẩu lớn nhất tỉnh Thanh Hóa hiện có 11 cơ sở chế biến sứa được đầu tư quy mô lớn và hàng chục cơ sở chế biến có quy mô nhỏ hơn đang tạo việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.

Anh Lê Phạm Thảo, chủ cơ sở thu mua, chế biến sứa biển ở xã Hoằng Trường, Hoằng Hóa cho biết: “Mỗi ngày gia đình tôi thu mua khoảng trên 20 tấn sứa. Cơ sở chế biến sứa của gia đình tôi có khoảng 15-20 nhân công làm việc, mức lương 5-6 triệu đồng/tháng/người. Nếu trừ hết các khoản chi phí, thuê nhân công, mỗi mùa sứa kéo dài 3-4 tháng, gia đình thu về bình quân 300 triệu đồng.”

Mấy năm nay, sứa biển được giá, vì thế ngư dân Thanh Hóa tạm gác lại nỗi lo không có đầu ra cho các sản phẩm từ sứa.

Các sản phẩm chế biến từ sứa đang dần trở thành món ẩm thực đặc trưng của xứ Thanh mỗi mùa du lịch. Sứa vùng biển Thanh Hóa còn được đóng gói ghi nhãn, thương hiệu, xuất đi các nước như: Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

Hiện nay, để khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản này, ngành thuỷ sản Thanh Hóa đã phối hợp với chính quyền các địa phương ven biển khuyến cáo ngư dân và các cơ sở chế biến giữ gìn vệ sinh môi trường trong thu hoạch, chế biến sứa, tránh gây ô nhiễm môi trường, nhất là đối với các bãi biển phục vụ khách du lịch như Hải Tiến (Hoằng Hóa), Hải Hòa (Tĩnh Gia), Sầm Sơn (Thị xã Sầm Sơn).

TTXVN
Đăng ngày 27/03/2017
Mai Hoa
Đánh bắt

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 10:29 10/01/2025

Bình Định tăng cường lãnh đạo, xử lý các tồn tại, hạn chế trong công tác chống khai thác IUU

Thực hiện Văn bản số 567-CV/BCSĐ ngày 18/12/2024 của Ban cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, có kết quả nhiệm vụ chống khai thác IUU, chuẩn bị làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu lần thứ 5.

Tàu cá
• 09:43 07/01/2025

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 02:27 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 02:27 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 02:27 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 02:27 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 02:27 11/01/2025
Some text some message..