Ngư dân Thanh Hóa được mùa vụ cá Bắc

Trong những ngày cuối năm 2018, bà con ngư dân ở các huyện vùng biển Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia và TP Sầm Sơn đang rất phấn khởi vì được mùa khai thác vụ cá Bắc.

Ngư dân Thanh Hóa được mùa vụ cá Bắc
Vận chuyển hải sản sau khai thác tại Cảng Lạch Hới (TP Sầm Sơn).

Theo bà con ngư dân vùng biển, vụ cá Bắc kéo dài từ tháng 9 âm lịch năm trước đến tháng 3 âm lịch năm sau. Cùng với vụ cá Nam, đây là mùa khai thác chính của bà con ngư dân. Về xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) vào những ngày cuối năm, không khí thu mua, vận chuyển cá rất nhộn nhịp. Xã Hải Thanh hiện có 454 phương tiện khai thác hải sản các loại, với tổng công suất gần 40.000 CV, trong đó, có hơn 100 phương tiện công suất từ 90 CV trở lên, số lao động trực tiếp đi biển gần 1.000 người và gần 2.000 lao động tham gia các dịch vụ hậu cần nghề cá. Vụ cá Bắc này, tàu thuyền nhỏ thu được từ 1,5-2 tấn hải sản/chuyến, tàu lớn thu được khoảng 9-10 tấn/chuyến, chủ yếu là cá lưỡng chỉ, cá dưa, cá hố... Tại Cảng cá Lạch Hới (TP Sầm Sơn), ngay từ rất sớm hàng trăm chiếc tàu đầy ắp cá, tôm đua nhau cập bến. Ngư dân Vũ Đức Dương, phố Thành Thắng, phường Quảng Cư, chủ tàu cá TH-91693.TS, cho biết: Tàu cá của gia đình có công suất 420 CV chuyên khai thác hải sản dài ngày ở ngư trường Vịnh Bắc bộ, Bạch Long Vĩ. Thời tiết thuận lợi nên chuyến biển của ông khai thác được hơn 10 tấn hải sản, doanh thu được gần 300 triệu đồng, thu lãi hơn 70 triệu đồng.

Ngay từ đầu vụ khai thác cá Bắc, có thể thấy rõ sự chuyển biến thời tiết theo hướng có lợi cho nghề cá. Trên ngư trường truyền thống, các đàn cá nổi (cá cơm, cá nục,...) thường xuyên xuất hiện dày và kéo dài trong khoảng thời gian từ 5-7 ngày/đợt, với trữ lượng lớn nên nhiều tàu khai thác hải sản đạt sản lượng, hiệu quả kinh tế cao. Hiện các bến, cảng cá ở các địa phương ven biển đang trở nên tấp nập. Các dịch vụ cung ứng xăng dầu, nhu yếu phẩm, vận chuyển cá đang tạo việc làm cho hàng nghìn lao động.

Vụ cá Bắc này, toàn tỉnh có 7.384 phương tiện, phần lớn các tàu cá có công suất lớn được huy động sản xuất thường xuyên trên biển. Số còn lại là các tàu nhỏ (chủ yếu công suất dưới 20 CV) tại các khu vực bãi ngang, khai thác gần bờ. Các chính sách hỗ trợ phát triển khai thác hải sản của Chính phủ và của tỉnh tiếp tục được triển khai hiệu quả đã tạo phấn khởi cho ngư dân bám biển sản xuất.

Vụ cá Bắc 2018-2019, toàn tỉnh phấn đấu khai thác với sản lượng 60.600 tấn hải sản, trong đó, khai thác biển 58.660 tấn, khai thác nội địa 1.940 tấn. Để thực hiện được mục tiêu đó, Chi cục Khai thác và Bảo vệ thủy sản đang tích cực phối hợp với UBND các huyện, thành phố ven biển tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản năm 2017, các nội dung theo Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13-12-2017 của Thủ tưởng Chính phủ về chống đánh bắt cá bất hợp pháp, không kiểm soát và không báo cáo; các quy định pháp luật về khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản và bảo đảm an toàn cho người và tàu cá khi hoạt động khai thác trên biển; hướng dẫn ngư dân củng cố, phát triển tổ đoàn kết khai thác trên biển. Khuyến khích các chủ tàu khai thác xa bờ lắp đặt hệ thống bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch bằng bột xốp Polyuethane (PU), lót hầm tàu cá bằng inox, đá vảy... Ứng dụng các tiến bộ khoa học trên tàu cá, trang bị máy dò ngang, rada, máy thông tin liên lạc tầm xa..., mở rộng ngư trường khai thác xuống các vùng biển xa và biển phía Nam. Vận động nhân dân đầu tư phát triển nghề khai thác hải sản có hiệu quả kinh tế cao, như: Nghề câu, vây và chụp mực, hướng khai thác hải sản hiệu quả bền vững. Đồng thời, phối hợp với các lực lượng có liên quan, các địa phương tổ chức các hoạt động thanh tra, kiểm tra về khai thác hải sản trên biển. Kiên quyết không cho tàu cá ra khơi khi chưa đủ các thủ tục, giấy tờ, các trang thiết bị theo quy định và xử lý tàu cá khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định.

Với sự chỉ đạo của các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cùng với sự nỗ lực của ngư dân trong tỉnh vươn khơi khai thác hải sản hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra trong vụ cá Bắc.

Báo Thanh Hóa
Đăng ngày 04/01/2019
Lê Hợi
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:41 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 10:41 26/12/2024

Xuất khẩu tôm: Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trên thị trường thế giới

Ngành tôm xuất khẩu của Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế thủy sản, với kim ngạch đạt hàng tỷ USD mỗi năm.

Tôm xuất khẩu
• 10:41 26/12/2024

Sử dụng Thuốc mê Durelax Liquid cho cá tôm sao cho hiệu quả?

Với thành phần từ thảo dược tự nhiên, khả năng gây mê nhẹ thuốc mê Durelax Liquid chuyên dùng để vận chuyển, hỗ trợ trước sinh sản cho nhiều loài cá và dùng cho tôm để san ao, phân cỡ. Với sự phổ rộng như vậy, Durelax Liquid được sử dụng với liều như thế nào cho từng loài nhất định? Cùng Farmext eShop tìm hiểu ngay nhé.

Durelax Liquid
• 10:41 26/12/2024

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:41 26/12/2024
Some text some message..