Ngư dân “tố” bị “hành” vay vốn đóng tàu: Ngân hàng nói gì?

Lý giải về sự từ chối cho ngư dân Nguyễn Anh Tuấn vay vốn đóng tàu, tại buổi làm việc với PV báo điện tử Dân Việt và trong văn bản đã gửi cho các cấp ngành chức năng của tỉnh, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam-Chi nhánh Quảng Ngãi (Vietcombank Quảng Ngãi) khẳng định hoàn toàn làm đúng quy định.

ngu dan kiem tra
Dù tốn chi phí hơn 500 triệu đồng và gần 2 năm để hoàn thành thủ tục, nhưng ngư dân Tuấn đã bị ngân hàng từ chối không cho vay vốn theo "NĐ 67". Ảnh Công Xuân

Ngân hàng đã làm đúng quy định?

Việc ngư dân Tuấn bị Vietcombank Quảng Ngãi từ chối cho vay đóng tàu vỏ thép theo "NĐ 67" sau khi tốn chi phí trên 500 triệu đồng và mất gần 2 năm để hoàn thiện thủ tục và đợi chờ đã làm dư luận, đặc biệt là số ngư dân trong tỉnh đã và đang xin vay đóng mới phương tiện theo chủ trương này vô cùng bức xúc.

Lý giải về sự từ chối này, tại buổi làm việc với phóng viên báo điện tử Dân Việt và văn bản đã gửi cho các cấp ngành chức năng của tỉnh về trường hợp ngư dân Nguyễn Anh Tuấn, ở thôn Phổ Trường, xã Nghĩa An, T.P Quảng Ngãi; Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam-Chi nhánh Quảng Ngãi (gọi tắt là Vietcombank Quảng Ngãi) khẳng định hoàn toàn đúng quy định.

Cụ thể trong văn bản gửi cho Ngân hàng Nhà nước-Chi nhánh tỉnh Quảng Ngãi, Vietcombank Quảng Ngãi cho biết đến cuối tháng 10.2015 mới chính thức tiếp nhận hồ sơ vay vốn đóng tàu vỏ thép nghề lưới rê của ông Tuấn. Và đơn vị thi công đóng tàu ông Tuấn đưa ra là Công ty Cổ phần đóng tàu thủy Đức Việt (gọi tắt là Công ty Đức Việt), tỉnh Nam Định, với tổng giá trị hợp đồng là 14,4 tỷ đồng.

Nhận thấy so với trị giá của chiếc tàu cùng hình thức đánh bắt, kích thước và trang bị mà Vietcombank đã cho ngư dân Hân vay trước đó, thì giá cao hơn 400 triệu đồng nên Vietcombank Quảng Ngãi hướng dẫn ngư dân Tuấn liên hệ với Công ty Thẩm định giá Miền Nam, thẩm định lại dự toán chiếc tàu trên để có ý kiến với doanh nghiệp đóng tàu giải trình các khoản chưa hợp lý.

Tuy nhiên, đến tháng 12.2015, cùng với lên thông báo là thôi không đóng tàu tại Công ty Đức Việt, ông Tuấn cung cấp cho Vietcombank Quảng Ngãi hợp đồng đóng tàu với Công nghiệp tàu thủy Nha Trang (Công ty Nha Trang), tỉnh Khánh Hòa, với dự toán do công ty này lập trị giá là 15,4 tỷ đồng; cao hơn so với dự toán mà Công ty Đức Việt lập 1 tỷ đồng và cao hơn tàu của ông Hân 1,4 tỷ đồng. Vì vậy 1 lần nữa Vietcombank Quảng Ngãi chỉ rõ cho ngư dân Tuấn thấy những khoản, mục chi phí trong dự toán này quá cao và đề nghị ngư dân Tuấn làm rõ với đơn vị đóng tàu về những mục, khoản chưa hợp lý.

Đến tháng 2.2016, ông Tuấn tự lên xin rút hồ sơ và Vietcombank Quảng Ngãi đã lập biên bản giao trả. Nhưng đến cuối tháng 3.2016, ngư dân Tuấn lại đến cung cấp hồ sơ xin vay đóng tàu lại cho Vietcombank Quảng Ngãi. Và đơn vị được chọn để đóng phương tiện là Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất-KKT Dung Quất, Quảng Ngãi, với dự toán kinh phí là 15,268 tỷ đồng.

Theo đó sau khi Vietcombank Quảng Ngãi hướng dẫn, đến đầu tháng 4.2016, ông Tuấn mới cung cấp Chứng thư thẩm định giá đối với dự toán đóng tàu trên. Và Vietcombank Quảng Ngãi hướng dẫn lập Giấy đề nghị vay vốn.

Cả ngư dân và đơn vị đóng tàu đều chưa có kinh nghiệm?

Thế nhưng, theo Vietcombank Quảng Ngãi, qua xác minh sau đó, đơn vị này nhận thấy ngư dân Tuấn trước đây làm nghề đánh bắt bằng hình thức giã cào, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, trong đó có làm ăn không hiệu quả nên bán phương tiện chuyển sang làm nghề khác. Và ngư dân Tuấn chưa có kinh nghiệm trong việc đánh bắt hình thức này. Còn Công ty công nghiệp tàu thủy Dung Quất (nơi ngư dân Tuấn chọn để đóng tàu) chưa có kinh nghiệm đóng tàu cá vỏ thép...

Với những lý do nêu trên, Vietcombank Quảng Ngãi không thể cấp tín dụng cho ông Tuấn.

Tuy nhiên, trao đổi với PV Dân Việt về sự việc này, lãnh đạo các ngân hàng dẫn đầu về việc cho ngư dân vay vốn đóng tàu vỏ thép theo "NĐ 67" có trụ sở đóng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đều không đồng tình với cách giải thích trên và cho rằng việc Vietcombank Quảng Ngãi đã loại trừ hồ sơ vay của ngư dân Tuấn là có vấn đề.

Báo điện tử Dân Việt sẽ tiếp tục phản ánh vụ việc trên. 

Báo Dân Việt, 23/06/2016
Đăng ngày 24/06/2016
Công Xuân
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 19:33 26/12/2024

Chẩn đoán đúng bệnh, điều trị đúng thuốc: Kháng sinh đồ cho tôm cá

Sự gia tăng các vấn đề dịch bệnh đã khiến nhiều hộ nuôi đối mặt với những tác động nặng nề. Bạn đã bao giờ tự hỏi liệu mình có đang sử dụng kháng sinh một cách hiệu quả hay không? Làm thế nào để đảm bảo rằng các loại thuốc mà bạn đang dùng thực sự phù hợp với tác nhân gây bệnh? Câu trả lời chính là kháng sinh đồ. Nhưng liệu bạn đã hiểu đúng cách đọc và áp dụng kháng sinh đồ để tối ưu hóa quy trình điều trị chưa?

Đĩa khuẩn
• 19:33 26/12/2024

Tiềm năng của cá cảnh trong thị trường xuất khẩu

Ngành nuôi trồng thủy sản không chỉ tập trung vào tôm, cá nuôi thương phẩm mà còn bao gồm cả ngành cá cảnh, một lĩnh vực đang ngày càng khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế. Với sự phát triển của công nghệ nuôi trồng và nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường lớn, cá cảnh đã trở thành một sản phẩm xuất khẩu đầy tiềm năng.

Cá cảnh
• 19:33 26/12/2024

Câu chuyện thành công trong nuôi tôm

Những ngày gần đây, bà con nông dân nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ đang thu được những thành công lớn từ mô hình nuôi tôm kết hợp với trồng lúa, đặc biệt là khi giá tôm đạt mức kỷ lục. Những câu chuyện thành công từ các mô hình nuôi tôm, đặc biệt là ở Kiên Giang và Cà Mau, đang được chia sẻ rộng rãi và tạo động lực lớn cho người dân trong khu vực và trên cả nước.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:33 26/12/2024

Phân tích tác động kinh tế và môi trường của việc loại bỏ kháng sinh

Kháng sinh đã được sử dụng phổ biến để phòng và điều trị bệnh cho vật nuôi, từ đó nâng cao năng suất và giảm rủi ro dịch bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng, bao gồm nguy cơ kháng kháng sinh, ô nhiễm môi trường, và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Tôm thẻ
• 19:33 26/12/2024
Some text some message..