Ngưng cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản bị EU cảnh báo

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Quyết định về việc áp dụng biện pháp ngừng cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU được sản xuất tại cơ sở có lô hàng bị cơ quan thẩm quyền EU cảnh báo ​ các chỉ tiêu về hóa chất kháng sinh.

tôm lột võ
Chế biến sản phẩm tôm phục vụ xuất khẩu. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Việc cấp chứng thư chỉ được thực hiện trở lại khi cơ sở sản xuất hoàn thành điều tra nguyên nhân lô hàng bị cảnh báo, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp và được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD-Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) thẩm tra đạt yêu cầu.

Theo đó, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vũ Văn Tám yêu cầu các cơ sở có lô hàng thủy sản bị cảnh báo tại thị trường EU có trách nhiệm tổ chức điều tra nguyên nhân lô hàng cảnh báo, thiết lập và thực hiện các biện pháp khắc phục và báo cáo kết quả theo quy định.

"Các cơ sở phải áp dụng tạm ngừng đăng ký, kiểm tra cấp chứng thư cho các lô hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường EU cho đến khi có thông báo của NAFIQAD," Thứ trưởng Vũ Văn Tám nhấn mạnh.

Mặt khác, các doanh nghiệp cần chấp hành chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu vi phạm đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm vi phạm theo quy định.

Ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng NAFIQAD cũng cho biết, NAFIQAD sẽ liên tục cập nhật thông tin cảnh báo trên hệ thống cảnh báo nhanh (RASFF) của Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm-Ủy ban Châu Âu (EC) và kịp thời có văn bản cảnh báo các cơ sở có lô hàng bị phát hiện chứa tồn dư hóa chất kháng sinh không đảm bảo an toàn thực phẩm để áp dụng biện pháp tạm ngừng cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu vào EU theo quy định.

NAFIQAD cũng yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khấu vào EU rà soát chương trình quản lý chất lượng, thiết lập, thực hiện các biện pháp kiểm soát hóa chất kháng sinh phù hợp đáp ứng quy định của Việt Nam và thị trường xuất khẩu.

Theo thông tin từ NAFIQAD mới đây (2/8), Tổng vụ Sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG-SANTE), Ủy ban châu Âu (EC) đã có công thư số Ares(2016)4050152 gửi NAFIQAD thông báo đưa 1 doanh nghiệp chế biến thủy sản của Việt Nam ra khỏi danh sách doanh nghiệp được phép xuất khẩu thủy sản vào EU do phát hiện lô hàng của doanh nghiệp có hóa chất kháng sinh cấm (Nitrofurans).

Trước đó, NAFIQAD cũng đã có thông báo về việc Tổng vụ sức khỏe và An toàn thực phẩm (DG- SANTE), Ủy ban Châu Âu (EC) đã đưa ra cảnh báo sẽ đưa ra khỏi danh sách các cơ sở được phép xuất khẩu thủy sản vào EU nếu cơ sở chế biến thủy sản của Việt Nam có lô hàng xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hóa chất kháng sinh cấm./.

Vietnam+, 19/08/2016
Đăng ngày 19/08/2016
Thanh Tâm
Doanh nghiệp

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 08:00 08/12/2023

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB

Tép Bạc chính thức ra mắt chuỗi Farmext LAB – Xét nghiệm tầm soát bệnh tôm.

Farmext LAB
• 19:21 01/12/2023

GROFARM PRO: Mô hình nuôi tôm công nghệ cao, bền vững mang năng suất vượt trội với chi phí sản xuất thấp

Nuôi tôm công nghệ cao, hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đang là định hướng được ưu tiên hàng đầu của ngành tôm. Bắt kịp xu hướng phát triển ấy, mô hình GROFARM PRO từ Grobest ra đời góp phần mang đến giải pháp nuôi trồng toàn diện, đạt năng suất cao mà vẫn đảm bảo tính bền vững.

Tôm thẻ
• 16:00 01/12/2023

Proquatic™ Plus 10™ - Vi sinh kiểm soát vi khuẩn Vibrio trong nuôi trồng thủy sản

Vibrio là tác nhân gây nhiều bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả sản xuất và lợi nhuận trong ngành nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh nhu cầu sản xuất ngày càng tăng, dịch bệnh đang diễn biến phức tạp hơn: nhiều chủng vi khuẩn có tính kháng, mang độc tính cao, nhiều bệnh chưa xác định được nguyên nhân là thách thức lớn của nhiều trang trại, người nuôi.

Proquatic
• 11:00 01/12/2023

Ứng dụng của đồng hữu cơ trong nuôi tôm

Đồng hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi. Việc bổ sung đồng hữu cơ trong khẩu phần ăn tác động ở cấp độ tế bào vật nuôi. Hãy cùng tìm hiểu về định nghĩa đồng hữu cơ cũng như các lợi ích của chúng trong nuôi tôm nhé!.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:53 09/12/2023

Phân biệt mật mía và mật rỉ đường chỉ trong 1 giây

Mật rỉ đường và mật mía đều là sản phẩm được làm từ cây mía. Tuy có nhiều điểm tương đồng về màu sắc, nhưng nhiều người dễ nhầm lẫn giữa hai loại này. Để hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa mật mía và mật rỉ đường, hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết này của Tép Bạc.

Mật rỉ đường
• 02:53 09/12/2023

Có nên lạm dụng thuốc tây trong nuôi tôm thẻ?

Hiện nay, bà con nuôi tôm đang truyền miệng nhau hình thức sử dụng thuốc tây (hay còn gọi là thuốc tân dược). Điều đặc biệt đáng nói ở đây là người nuôi không biết các loại thuốc này sử dụng cho tôm có thật sự hiệu quả hay không? Hôm nay hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu vấn đề này nhé!

Thuốc tây
• 02:53 09/12/2023

Mối nguy hiểm tiềm ẩn từ đuôi cá đuối

Trong trường hợp cảm nhận được sự nguy hiểm, đe dọa từ con người, một số loài cá đuối thường tự vệ bằng cách tấn công con người bằng nọc độc từ chiếc đuôi của chúng.

Cá đuối
• 02:53 09/12/2023

Thêm giải pháp bền vững từ Grobest giúp người nuôi tôm về đích thành công

Trong thời gian hiện nay, ngành tôm Việt đang dịch chuyển theo xu hướng phát triển bền vững. Theo đó, việc áp dụng công nghệ và giải pháp mới trong quy trình nuôi được xem là yếu tố tiên quyết cho một mùa tôm về đích thành công, cũng như là sự chuẩn bị cho các vụ mùa sau.

Tôm thẻ
• 02:53 09/12/2023